Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Đức Giáo hoàng gia nhập Twitter

(NLĐO) – Giáo hoàng Benedict XVI hôm 28-6 đã lần đầu tiên gửi thông điệp lên trang mạng xã hội nổi tiếng Twitter, thông báo sự có mặt của cổng thông tin điện tử Vatican.

Thông điệp đầu tiên của giáo hoàng có viết: “Gửi tới tất cả những người bạn hữu, tôi xin giới thiệu cổng thông tin điện tử Vatican News.va”.
 
Giáo hoàng Benedict XVI học cách sử dụng IPad

Cổng thông tin http://www.news.va tổng hợp thông tin từ nhiều ấn bản, thông tin trực tuyến, radio và truyền hình. Đây là nỗ lực mới nhất của Vatican nhằm truyền bá thông điệp tới một lượng con chiên lớn hơn thông qua internet, đặc biệt là qua các trang mạng phổ biến như Facebook, Twitter và YouTube.

Theo ông Thaddeus Jones, điều phối viên dự án cho hay Giáo hoàng Benedict XVI đã khai trương cổng thông tin điện tử mới này thông qua iPad, không lâu sau đó, giáo hoàng gửi thông điệp của mình lên Twitter.

Ông Thaddeus Jones còn chia sẻ rằng vị giáo hoàng 84 tuổi tỏ ra rất thích thú và ấn tượng. “Rõ ràng là giáo hoàng rất quan tâm tới công nghệ mới”, ông Jones nói.

Cổng thông tin điện tử của Vatican được mở màn vào đúng ngày hội thánh Peter và thánh Paul tức ngày 29-6, cũng là ngày đánh dấu kỉ niệm 60 năm thụ phong linh mục của đức giáo hoàng Benedict. Tuy nhiên trang web đã chính thức được khởi động từ hôm 28-6

Vatican bước chân vào thế giới mạng

NLĐO) - Giáo hoàng Benedict XVI sẽ đích thân đưa trang web Vatican lên mạng bằng một cú nhấp chuột vào ngày 29-6 tới.
Vatican dường như đã bắt kịp thời đại với động thái cho ra mắt cổng thông tin điện tử mới cáu của mình. Còn nhớ, hồi đầu năm ngoái, Giáo hoàng Benedict XVI đã ra tuyên bố chính thức khuyến khích các linh mục và đơn vị tôn giáo phát huy sức mạnh của công nghệ thông tin để chuyển tải lời của Chúa.
 
Giáo hoàng Benedict XVI luôn đề cao vai trò của mạng internet trong công cuộc truyền tải lời của Chúa

Và đến ngày 29-6 tới, Vatican đã thực sự bước chân vào thế giới mạng với việc ra mắt cổng thông tin điện tử http://www.news.va/ để tới được với nhiều con chiên của Chúa hơn nữa. Được biết, Giáo hoàng Benedict XVI sẽ tự tay chọn nội dung đưa lên website.
 
Theo các quan chức từ văn phòng giáo hoàng, người đứng đầu Tòa thánh Vatican  này đã theo sát quá trình phát triển của cổng điện tử. Trang mạng này sẽ tổng hợp thông tin từ đa dạng các phương tiện truyền thông đồng thời của Tòa thánh như các ấn bản, tin phát thanh và truyền hình.
 
Cổng thông tin điện tử này sẽ được cho ra mắt vào ngày 29-6 nhân kỷ niệm 60 năm ngày Giáo hoàng Benedict thụ phong linh mục.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Fifteen young Chinese Catholics would like to participate in World Youth Day

A group of young Catholics, some recently baptised, would like to participate in the meeting with Benedict XVI and the youth of the universal Church, but lack the money for the trip. AsiaNews urges its readers and other WYD participants to contribute about 10,000 Euros.
Rome (AsiaNews) – Fifteen young Chinese Catholics would like to participate in World Youth Day scheduled for 16-21 August in Madrid (Spain). Although they work and have saved some money, they cannot sustain the cost of travel and for this reason would like to ask other young people around the world for their help. 
AsiaNews received the appeal yesterday, a day before the World Day of Prayer for China, which Benedict XVI has promoted to strengthen the faith and the unity of Chinese Catholics with the universal Church and the pope. 
The desire to travel to Madrid for World Youth Day is similarly motivated. “These young people live their faith in a very closed environment,” their parish priest said. “Meeting other young people who share their spirit as well as the Holy Father would be a fundamental experience of communion with the Church and of its universality.”  “Here we do not even have a church to meet,” said the priest, whose name has been withheld for security reason. “We only have a few places to pray in different parts of the city, which has four million people. Despite it, we have many faithful and many conversions each year. Owing to the difficult economic situation in this part of China, our people are materially poor, but are rich in faith and hope.”
“Among our faithful, many are young, from Christian families or recently baptised. Their courage and enthusiasm are the hope of our Church, the most important part, because they are the Church of the future.”
In order to develop their faith and communion with the pope and the Church, these young people would like to receive some financial help to go to Madrid. 
“Even though they worked hard and saved money, they have only enough to pay for 60 per cent of their trip. They need another 10,000 Euros to cover everything.”  AsiaNews has decided to heed their appeal, by making it available to all its readers. Let us help the Church in China to reinforce its relationship with the pope and the universal Church, as Benedict XVI asked us.

MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA KITÔ HỮU

ần 10 năm nay, có một bà cụ đã bước sang tuổi 73 vẫn ngày ngày lặn lội khắp nơi để nhặt những thai nhi bị bỏ rơi đem về chôn cất. Đó là bà Phạm Thị Cường, ngụ xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng - Nam Định.

Bà bộc bạch: “Hãy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị bỏ rơi kể cả khi chúng đã qua đời, bởi những đứa trẻ tội nghiệp ấy đã gánh thay chúng ta những tai họa ở trần gian”.

Không thể kìm lòng

Ở làng quê nghèo ven biển xã Nghĩa Thắng, không ai còn lạ với hình ảnh một người đàn bà đã vào cái tuổi thất thập cổ lai hy ngày ngày âm thầm đi gom nhặt thi hài những đứa trẻ khắp nơi về chôn cất.
Bà Phạm Thị Cường thắp nhang cho những hài nhi xấu số
Bà Phạm Thị Cường thắp nhang cho những hài nhi …

Trên đường về Nghĩa Thắng, khi hỏi thăm nhà bà Cường, chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về bà qua những nông dân ở vùng quê này. Ở nơi đây, mọi người vẫn trìu mến gọi bà là bà Hương’’ hài nhi’’có lẽ một phần cũng do những công việc mà bà đã và đang làm.

Bà là một người hiền lành, phúc hậu. Đã gần 10 năm nay, không quản ngày nắng cháy da cháy thịt hay đêm đông lạnh giá, bà vẫn lặn lội khắp mọi ngả đường của huyện Nghĩa Hưng, đặc biệt là khu vực thị trấn Đông Bình, để nhặt các hài nhi xấu số bị phá bỏ về chôn cất.

Cuộc sống của bà Cường chỉ trông vào gánh bán rau quả và những đồ tạp hóa ở khu chợ Đông Bình. Nơi đây có một số cơ sở nạo phá, hút thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca nạo phá thai đã diễn ra, một phần công khai còn chủ yếu là bí mật, cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm hài nhi bị vứt bỏ.

Trong câu chuyện với bà Cường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng thở dài của người phụ nữ đã ở tuổi gần hết cuộc đời về những chuyện lắt léo nhân tình thế thái của cuộc sống.

Bà nói như oán trách: “Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhiều người sống càng buông thả hơn. Ngày càng nhiều các cô gái đến các phòng khám ở Đông Bình để phá thai cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều đứa trẻ vô tội phải đi theo những vết kéo oan nghiệt.

Mỗi lần nhìn thấy thi hài của các cháu bị vứt bỏ nơi đầu đường, xó chợ tôi lại không thể kìm lòng, càng thương các sinh linh bé nhỏ bơ vơ chưa kịp cất tiếng khóc chào đời đã phải chịu thay tội vạ mà cha mẹ chúng đã gây ra. Đáng trách quá!”.

Bị cười chê là… khùng!

Gần 10 năm nay, họ đã tìm nhặt và an táng hơn 3.000 sinh linh bé bỏng. Tưởng chừng như chỉ có mình bà Cường đi làm công việc “kỳ khôi” là gom nhặt và an táng cho những linh hồn bé nhỏ nhưng bà lại gặp được người bạn cùng chí hướng.

Đó là ông Vũ Văn Bao, người cùng thôn, cũng âm thầm làm công việc tạo phúc đức như bà. Hai con người, hai số phận nhưng họ có chung một tấm lòng nhân ái với những số phận bất hạnh. Họ gặp nhau rồi ngày ngày lại cùng nhau thực hiện một công việc chung, một ơn nghĩa để đời.
Bà Cường với công việc bán tạp hóa mưu sinh hằng ngày
Bà Cường với công việc bán tạp hóa mưu …

Từ đó đến nay, ngày ngày người dân xã Nghĩa Thắng thường gặp cảnh hai người đều đã ở tuổi xưa nay hiếm lóc cóc trên những chiếc xe đạp cà tàng, đạp hàng chục cây số. Họ rong ruổi trên những nẻo đường, tìm bới trên từng bãi rác, thậm chí đến tận các cơ sở nạo hút thai, bệnh viện để… xin thi hài về chôn cất.

Những hài nhi nhặt về, bà Cường cùng với ông Bao tỉ mẫn cho vào những bát hương hoặc tiểu sành nhỏ. Bà Cường tâm sự: “Những ngày đầu, tôi thường bị người đời cười chê cho là khùng nhưng dần dần, họ hiểu nên cũng có vài người đi làm cùng”.

Nhiều lúc bà Cường cũng nản khi có quá nhiều đứa bé bị nạo hút như vậy. Nhiều lúc bà định dừng công việc này nhưng lại nghĩ đến những đứa trẻ bơ vơ, sống không thấy mặt cha mẹ, chưa kịp chào đời đã bị bỏ rơi.

Bà lại thấy mình không thể đứng nhìn được, phải làm việc gì sao cho có ích. “Vì vậy, tôi không kể gì là gian khổ, mưa nắng hay ngày đêm, lúc nào nghe tin ở đâu đó có thi hài bị bỏ rơi là lại tìm đến để xin về mai táng”- bà Cường cho biết.

Nghĩa trang Quần Vinh trong một chiều mùa hạ, bà Cường lặng lẽ thắp những nén nhang thơm lên phần mộ của những hài nhi xấu số. Rồi bà nói trong tiếng nấc: “Các con chưa kịp chào đời đã phải trả giá cho sai lầm của những kẻ sinh thành nên các con. Bà thắp nén nhang thơm, mong các con được an nghỉ”.

Bên ngôi mộ chung được xây dựng khá kiên cố và sạch sẽ, bà cho biết nó được một nhà hảo tâm trong TPHCM gửi tiền ra để xây cho các cháu. “Gần chục năm nay, chúng tôi đã an táng cho hơn 3.000 sinh linh bé bỏng tại nơi này”- bà não nề.

Nhìn những bát hương bên trên có gắn xi măng và được đánh dấu rất chi tiết, mà theo bà Cường mỗi bát hương đó là một đứa trẻ, tôi không khỏi chạnh lòng suy nghĩ. Một địa phương nhỏ như Nghĩa Hưng mà gần chục năm đã có hàng ngàn em bé bị bỏ rơi và chết đi khi chưa kịp chào đời! Đó quả thực là con số quá đau lòng.

Càng thương các cháu nhỏ bao nhiêu, tôi lại càng khâm phục những con người như bà Cường và ông Bao bấy nhiêu. Những việc họ làm không chỉ mang ý nghĩa nhân ái mà đó là hành động cao cả trong cuộc chiến bảo vệ quyền sống của con người, giúp chúng ta nhận ra một thực tại đau lòng, ngẫm về việc sống buông thả của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã để lại những hậu quả đau lòng.

Cầu mong… thất nghiệp

Tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, bản thân lại già yếu nhưng lúc nào bà Cường cũng hiển hiện niềm tin cuộc sống và tình thương yêu con người.

Tâm sự với chúng tôi, bà Cường không mong ước điều gì ngoài việc mình được… thất nghiệp. Bà mong sẽ không còn phải ngày ngày đi làm công việc thu gom xác hài nhi đầy đau đớn này nữa.

Tuy vậy, bà Cường vẫn khẳng định: “Tôi sẽ tiếp tục công việc này cho đến khi nào còn sức khỏe. Tôi sẽ tiếp tục đi thu gom những hài nhi xấu số về chôn cất, bởi theo tâm niệm của tôi, những đứa trẻ tội nghiệp đó đã quá bất hạnh. Tôi quyết không để các cháu cô đơn mặc dù đã rời trần thế”.

Chúng tôi rời nghĩa trang Quần Vinh khi mặt trời đã tắt. Nhìn những ngôi mộ của các sinh linh bé nhỏ, chúng tôi biết các cháu đã có giấc ngủ yên bình bởi các cháu được những người dù không trực tiếp sinh thành nhưng luôn làm tất cả để bảo vệ giấc ngủ bình yên cho mình ở nơi vĩnh hằng.

Ngày mới sẽ đến, hy vọng sẽ không còn cảnh những bào thai bị vứt bỏ nữa để những người như bà Cường hay ông Bao sẽ được nghỉ ngơi và xã hội sẽ không còn những cảnh đau lòng.

 ***

Ám ảnh

Bà Cường vừa rót nước trà mời khách vừa tâm sự về “cơ duyên” dẫn mình đến cái nghiệp làm phúc này. Bà cho biết vẫn nhớ như in ngày 8-3-2002. Trên đường đến chợ Đông Bình để bán rau, khi đi đến cầu Đông Bình, bà Cường thấy có một túi ni lông màu đen, ruồi muỗi bám đen.
 
“Lúc đầu tôi cứ nghĩ đây là túi rác của gia đình nào đó ném ra đây. Nhưng rồi đi được một đoạn, tự dưng trong người tôi như có lửa đốt, cứ bồn chồn chẳng yên, đặc biệt là hình ảnh chiếc túi màu đen cứ như ngay trước mắt mình. Đứng lại suy nghĩ một lúc, tôi quyết định quay lại xem bên trong túi bóng đó chứa thứ gì”- bà Cường nhớ lại.

Bà Cường bàng hoàng và đau xót khi chứng kiến một hài nhi đang thoi thóp thở, thân thể bị kiến bu đầy nhưng đôi mắt bé mở to nhìn bà chằm chằm như muốn nài nỉ, van xin.
 
“Tôi đem đứa bé về nhà, lau rửa sạch sẽ rồi đi xin sữa cho cháu bú nhưng cũng chỉ được ít phút sau, cháu đã tắt thở. Tôi cứ bị ám ảnh mãi ánh mắt của cháu, cứ đau đáu nhìn tôi. Nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, tôi quyết định phải làm một việc gì đó chứ không thể để những cảnh thai nhi bị người ta bỏ đi mà không hề được chôn cất”- bà Cường tâm sự.

Theo Người Lao động

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Thăm tượng đài Kitô Vua trên đỉnh Tao Phùng, Vũng Tầu

Tôi đã đến Vũng Tàu mấy lần, lượn xe dưới chân Núi Nhỏ nhưng chưa lần nào leo lên được tượng đài Chúa Kitô vua. Lòng vẫn băn khoăn tự trách, mình đã đi đến Chùa Hương, leo lên tận chùa Đồng Yên Tử, rồi đền Trung, đền Thượng nơi các vua Hùng làm lễ tế trời… Vậy mà chưa lên viếng thăm tượng Chúa - một kỳ quan vào loại đẹp bậc nhất của đạo Công giáo ở nước ta và cũng là tượng đài Kitô vua cao nhất thế giới. Vậy là lần này có dịp đến thành phố du lịch này, tôi hết sức tranh thủ để đi thăm Núi Chúa trên đỉnh Tao Phùng.

Theo con đường Hạ Long- Quang Trung, con đường đã được bình chọn là đẹp nhất Việt Nam năm 2002, chúng tôi đi bộ để có thể tận hưởng gió biển thổi vào mát rượi. Nhìn từ rất xa đã thấy tượng Chúa giang tay màu trắng trên đỉnh núi xanh. Núi này chính là Núi Nhỏ để phân biệt với Núi Lớn, nó là một trong năm ngọn núi như năm nón tay nhô lên ôm gọn thành phố Vũng Tầu xinh đẹp. Từ khi có tượng Chúa trên núi, người dân gọi tắt là Núi Chúa. Núi Nhỏ còn có tên là núi Tao Phùng. Có lẽ đây là nơi gặp nhau giữa trời và đất, giữa biển và đất liền. Do vị trí đặc biệt trên hành trình của các nhà hàng hải, các thuyền buôn thường phải qua lại Vũng Tầu nên người Pháp đã gọi đây là Cap Saint Jacques “Aller au Cap”, còn người Việt gọi giản đơn là Ô Cấp. Từ thế kỷ XVI, những thương gia Bồ Đào Nha mộ đạo đã đặt tên cho Vũng Tầu là vùng đất “Năm dấu Thánh của Chúa”. Tuy nhiên, lịch sử ghi nhận sự hiện diện của người Công giáo có mặt ở đây từ năm 1865 khi linh mục Errad Y cho xây cất một nhà thờ ở Bãi Trước. Một sự kiện khác cũng được ghi nhận là năm 1846, thương gia Matheô Lê Văn Gẫm đã bí mật đưa Giám mục Lefebvre từ Singapore về Việt Nam qua đây, bị bắt và bị hành quyết một năm sau đó ở Chợ Quán Sài Gòn. Ngài đã được nâng lên bậc Chân phước năm 1900 và bậc hiển thánh năm 1988.

Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, giáo xứ Vũng Tầu do cha xứ Nguyễn Minh Tri coi sóc đã quyết định xây một tượng đài Chúa Giêsu ở mũi Nghinh Phong Ô Quắn cao 10m và bệ tượng cao 5 m. Công việc được khởi sự từ năm 1972 nhưng đến ngày 17-1-1973 thì chính quyền lúc đó bắt phải ngưng thi công. Lý do là giáo hội Phật giáo khiếu nại vì cho rằng đây là vùng đất của Phật giáo. Nhiều cuộc họp thương lượng giữa các bên sau đó dẫn đến thoả hiệp ngày 16-2-1974 là phía Công giáo sẽ dỡ bỏ bức tượng ở Nghinh Phong để xây dựng trên núi Tao Phùng với diện tích 10ha. Núi Tao Phùng cao 176m so với mặt nước biển, khí hậu khắc nghiệt hơn vì gió to, nắng lớn. Bởi vậy, tượng đài phải thiết kế lại cả về qui mô, kết cấu. Phần kỹ thuật bê tông do kỹ sư Nguyễn Quảng Đức phụ trách, phần mỹ thuật do điêu khắc gia Văn Nhân cùng với 50 thợ lành nghề thi công. Vật liệu hầu hết lấy từ trong nước, trừ xi măng trắng nhập ngoại. Cát, sỏi khai thác dưới sông Đồng Nai, đá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước (Đà Nẵng). Khó khăn lớn nhất là việc chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi, rồi việc đào móng cũng rất vất vả vì trên đỉnh núi lại là một hệ thống địa đạo bằng bê tông được xây dựng rất chắc chắn dưới thời Pháp. Nhưng với lòng mộ đạo, tượng Chúa Kitô vua đã kịp xong phần thô nhưng đúng vào lúc chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Do hoàn cảnh bộn bề sau chiến tranh nên công việc hoàn thiện tượng đài phải ngưng lại và nguy cơ xâm phạm di tích trầm trọng vì cảnh khai thác đá tràn lan dưới chân núi Tao Phùng. Sau nhiều lần Toà Giám mục Xuân Lộc đề nghị, ngày 28-1-1992, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu đã có công văn số 233/QĐ.UB cho phép linh mục Trần Văn Huyên- chính xứ Vũng Tầu được tiếp tục công việc sửa chữa, tu bổ lại tượng Chúa Kitô vua trên núi Nhỏ (Tao Phùng). Cả giáo phận phấn khởi. Đức cha Nguyễn Minh Nhật gửi thư động viên cha Huyên: “Nhờ cha tìm cách vận động sự giúp đỡ của những người chuyên môn, các vị hảo tâm và mọi anh chị em tín hữu xa gần… để mọi người thiện chí đều có thể góp phần xứng đáng vào việc hoàn tất tượng Chúa trong thời gian sắp tới”. Một Ban xây dựng do linh mục Tổng đại diện Nguyễn Chu Trinh làm trưởng ban được thành lập. Đồng bào Công giáo cả trong và ngoài nước đều quan tâm cộng tác góp công, góp của. Điêu khắc gia Văn Nhân đang định cư ở nước ngoài cũng phấn khởi về nước để hoàn thành các bức phù điêu dang dở ở chân tượng. Tuổi cao không đủ sức leo 800 bậc đá, ông ngồi dưới chân núi chỉ đạo các học trò từng ngày cho đến khi hoàn tất. Sau 20 năm hoang phế tượng đài bị xuống cấp rất nhiều, cỏ dại mọc um tùm, cuộn cáp đồng chống sét cũng bị mất trộm. Bao nhiêu là việc phải làm nào là dựng bức tượng Pieta (Đức Mẹ ẵm xác Chúa) trước tượng đài chính, rồi 4 bức phù điêu ở 4 mặt chân tượng đài là Bữa tiệc ly, Ba vua thờ lạy, Chúa trao chìa khoá cho Phê rô và Chúa ra trước toà Phi la tô, rồi trồng cây cảnh dọc lối lên xuống, lắp đặt hệ thống điện, nước… Sau 2 năm tu sửa, hoàn thiện, ngày 1-12-1994 Đức giám mục giáo phận Xuân Lộc đã chính thức làm phép khánh thành khu tượng đài Chúa Kitô vua trên đỉnh núi Tao Phùng.

Bây giờ chúng tôi leo từng bậc thang lên tượng đài. Gần 800 bậc lát đã rất đẹp. Hai bên có tay vịn bằng sắt hoặc tường xây rất an toàn cho du khách. Trời rất nắng nhưng lối đi lại râm mát vì rợp bóng cây. Nhiều nhất vẫn là hoa đại. Lá xanh và hoa nở trắng xoá thơm lừng. Có nhiều cụm tượng rất đẹp và cứ một đoạn lại có một chỗ nghỉ được lát đá và nhiều ghế ngồi để du khách nghỉ chân hoặc cầu nguyện. Ghế này do các người hảo tâm quyên cúng. Đọc tên thấy có đủ mọi nước trên thế giới. Điều dễ nhận ra so với tất cả các danh thắng khác không chỉ là miễn thu lệ phí khách tham quan mà không khí sạch sẽ, văn minh ở đây. Không hề thấy một vỏ chai, một vỏ thuốc quăng trên đường. Không có cảnh ăn mặc hở hang, lố lăng hoặc nằm ngồi, tình tự trên các ghế đá hay khu vực xung quanh. Phải chăng điều này ảnh hưởng ngay đến bãi tắm ở đây. Chúng tôi không thấy những người mặc đồ tắm khoe thân thể như các bãi tắm khác. Dòng Mến Thánh giá Đà Lạt cũng có mấy gian hàng bán đồ lưu niệm, giải khát ở đây nhưng giá cả rất phải chăng chứ không hề đắt đỏ như một số nơi chúng tôi đã đi qua. Trật tự an ninh cũng tốt. Hôm đầu tiên tôi đến đã 6 giờ tối, có biển cảnh báo du khách không lên núi ban đêm nhưng mấy sinh viên bảo tôi, không sao đâu, lên buổi tối mới thấy cái đẹp của thành phố về đêm. Đúng vậy, lên trên cao nhìn ra biển mới đẹp làm sao. Những dàn khoan lấp lánh ánh đèn và gió lộng thổi dưới chân. Nhưng vì chưa leo lên được tượng đài, sáng hôm sau tôi lại đi nữa. Tôi vẫn thường thấy trên truyền hình tượng Chúa Kitô vua, biểu tượng của Brasil ở thủ đô Rio de Janeiro. Nhưng tượng của Brasil chỉ cao có 26m, hai tay tượng dang rộng 16m. Còn tượng Chúa Ki tô vua trên đỉnh Tao Phùng cao 32m, hai tay dang rộng 18,40m. Vậy là tượng Chúa ở Vũng Tầu là tượng cao nhất thế giới. (Và sẽ đứng thứ nhì thế giới, nếu tượng Chúa Kitô vua ở Pêru được khánh thành cuối năm nay cao 37m). Đấy là chưa kể trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan một lúc. Leo 133 bậc thang trong lòng tượng, chúng tôi trèo lên tận tay của tượng và phóng tầm mắt nhìn ra biển Đông, sóng tung trắng xoá.

Cùng với khu đền thánh Bãi Dâu, tượng Chúa Ki tô vua trên đỉnh Tao Phùng đã góp vào cho thành phố Vũng Tầu những danh thắng đẹp thu hút mỗi năm có cả triệu lượt người tới thăm thành phố xinh đẹp này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Công Giáo hay Thiên Chúa Giáo?



Vấn đề hai danh từ Công Giáo và Thiên Chúa Giáo đã được chúng tôi và một số nhà nghiên cứu trình bày nhiều lần, nhưng hiện nay vẫn còn được tranh luận hàng ngày trên các diễn đàn. Đa số không cần biết nguồn gốc lịch sử hay ý nghĩa của hai danh từ này, họ cứ nói theo cảm tính (feeling) hay ác ý của mình. Vì thế, chúng tôi xin tóm lược lại vấn đề này một lần nữa.

Các nhà ngữ học khám phá ra cứ 7 chữ Việt có 5 chữ phát xuất từ tiếng Trung Hoa, đa số được phiên âm dưới dạng Hán – Việt, một số được dịch nghĩa. Các tên riêng cũng thường được phiên âm hay dịch nghĩa như thế, chẳng hạn Evangelical được dịch là Tin Lành, Orthodox là Chính Thống Giáo, Buddha được phiên âm là Phật-đà, Rousseau là Lư-thoa, Platon là Bá-lạp-đồ, Washington là Hoa Thịnh Đốn, Paris là Ba-lê, v.v.

1.- Danh từ “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa”.

Lục soát trong các cuốn tự điển cũng như niên giám bằng ngoại ngữ trên thế giới hiện nay chúng ta không thấy có tôn giáo nào có tên là “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa”, ngoại trừ ở Trung Hoa. Những người theo đạo Chúa Jesus Christ được gọi là Chrétien (Pháp), Christian (Anh) hay Ki-tô hữu (Việt Nam). Những danh từ này phát xuất từ tiếng Hy Lạp là Christos hay Khristos và tiếng Latin là Christus. Chữ Jesus được người Tàu phiên âm là Ye-su, còn người Việt phiên âm là Giêsu. Chữ Christ lúc đầu được người Việt phiên âm là Khirititô rồi Kirixitô và nay là Kitô. Chữ Christ nếu dịch thì có nghĩa là Đứng Cứu Thế. Như vậy Chúa Jesus Christ được phiên âm là Chúa Giêsu Kitô.

Như đã nói trên, tên Chúa Jesus được người Tàu phiên âm là Ye-su. Các dụ cấm đạo của nhà Nguyễn viết bằng chữ Hán cũng viết là Ye-su, nhưng khi được phiên âm ra chữ Nôm lại đọc là Da-tô hay Gia-tô. Trong một vài trường hợp, các dụ cấm đạo này còn gọi đạo của Chúa Jesus là đạo Hoa Lang, vì lầm tưởng đạo này của người Bồ Đào Nha! Các nhà truyền giáo Tây phương cũng như người Việt theo đạo Chúa Jesus không bao giờ chấp nhận lối phiên âm hay lối gọi này. Sách “Chân Đạo Yếu Lí” (1882) của Giám Mục Paul – François Puginier đã viết: “Bằng tiếng Da Tô kẻ ghét đạo quen dùng, thật là tiếng vô nghĩa trong nước Annam...” Dĩ nhiên, không thể dùng chữ Da-tô hay Gia-tô để phiên âm hay dịch chữ Catholic như một số người đã làm hay cố ý gán ghép với ác ý, vì hai chữ này là cách phiên âm chữ Jesus của các dụ cấm đạo, còn chữ Catholic hoàn toàn khác. Những người dùng danh từ Da-tô hay Gia-tô để chỉ đạo Công Giáo đều cố ý phỉ báng.

Ngày nay đạo của Chúa Jesus Christ được tiếng Anh gọi là Christianity, thường được Giáo Hội Công Giáo VN phiên âm là Kitô giáo, một số giáo phái Tin Lành VN phiên âm là Cơ-đốc giáo (Jidu jiao). Các danh từ này bao gồm tất cả các giáo phái theo đạo Chúa Jesus Christ như Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống, Công Giáo La Mã v.v.

Người Việt hay gọi đạo do Chúa Jesus Christ lập là “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa”. Chữ này cũng phát xuất từ Trung Hoa. Vào khoảng thế kỷ XVI, các nhà truyền giáo Tây phương đến truyền giáo tại Trung Hoa đã nghĩ đến phải chọn một danh xưng phù hợp với văn hoá Trung Hoa. Họ thấy trong cổ văn Trung Hoa có câu: “Chí cao mạc nhược Thiên, chí tôn mạc nhược Chủ”, có nghĩa là “Cao nhất không gì bằng Trời, đáng kính trọng nhất không gì bằng Chủ”. Họ thấy hai chữ Thiên và Chủ của người Trung Hoa được ghép lại rất phù hợp với chữ “Đức Chúa Trời” (Deus, God) trong Thánh Kinh nên quyết định dùng chữ Thiên Chủ để chỉ Chúa Jesus Christ, với ý nghĩa Chúa Jesus là “Thiên địa chân chủ” tức “Chủ thật của trời đất”.

Tuy nhiên, Thiên Chủ giáo (Tianzhu jiao) khi truyền qua Việt Nam vào thế kỷ XVI và XVII được gọi là Thiên Chúa Giáo, vì lúc đó đang giai đoạn Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn nằm quyền, vua chỉ có hư vị. Trong chữ Hán, chữ Chủ và chữ Chúa viết giống nhau và có cùng một nghĩa.

2.- Danh từ Công Giáo

Theo lịch sử, danh từ Giáo Hội Công Giáo (Catholic Church) được dùng đầu tiên trong thư của Thánh Ignatius thành Antioch gởi cho giáo dân Smyrnaeans (tức ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào khoảng năm 110. Trong thư có đoạn: “Where the Bishop is, there let the multitude of believers be; even as where Jesus is, there is the Catholic Church'' có nghĩa: “Ở đâu có Giám Mục ở đó có quần chúng tín hữu, ngay cả nơi nào có Chúa Jesus, ở đó có Giáo Hội Công Giáo” (Letter to the Smyrneans 8:2 [A.D. 110]).

Thánh Ignatius là vị giám mục thứ 3 của Kitô Giáo (98 – 117) và là môn đệ của Thánh John. Giám mục tiên khởi là Thánh Peter do chính Chúa Jesus lập, và giám mục thứ hai là Thánh Evosius.

Thật ra, từ đầu danh từ Giáo Hội Công Giáo đã được ghi trong Kinh tuyên xưng Đức Tin (Profession of Faith), thường được gọi là Kinh Tin Kính, do các môn đệ của Chúa Jesus đặt, có tên bằng tiếng Latin là Symbolum Apostolicum (Symbol or Creed of the Apostles), tức Kinh tuyên xưng Đức Tin của Các Tông Đồ. Ở đoạn tuyên xứng thứ 8 của kinh này ghi tôi tin Hội Thánh Công Giáo (Sanctam Ecclesiam Catholicam). Kinh tuyên xưng Đức Tin này được đọc khi chịu phép Rửa Tội.

Kinh tuyên xưng Đức Tin của Đại Công Đồng (Great Council) tại Nicaea từ ngày 20.5.325 được đọc trong các Thánh Lễ hàng ngày của Giáo Hội Công Giáo cũng dùng chữ “Ecclesiam Catholicam”. Kinh tuyên xưng Đức Tin này nói lên Giáo Hội có 4 đặc tính là "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" (Et unam sanctam catholicam et apostolicam Ecclesiam).

Ngày nay, danh từ Giáo Hội Công Giáo (Ecclesia Catholica) được chính thức dùng trong các văn kiện của Công Đồng Vatican II (Nostra Aetate, 2:3) và khi ký ban hành các văn kiện của Công Đồng này, Đức Giáo Hoàng Paul IV đã ghi: “Tôi, Phaolô, Giám Mục Giáo Hội Công Giáo” (I, Paul, Bishop of the Catholic Church) trước khi ký tên. Danh từ Giáo Hội Công Giáo cũng đã được ghi ở điều 11 của Bộ Giáo Luật.

Chữ ECCLESIA trong tiếng Latin, Church (viết hoa) trong tiếng Anh hay Église (viết hoa) trong tiếng Pháp, được các giáo sĩ Công Giáo Việt Nam dịch là Hội Thánh hay Giáo Hội.

Chữ CATHOLICA phát xuất từ tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là phổ quát hay chung cho mọi người (universal or concerning the whole). Lúc đầu, các nhà truyền giáo Tây phương không biết phải dịch chữ “Sanctam Ecclesiam Catholicam” ra tiếng Việt như thế nào, nên trong các Kinh tuyên xưng Đức Tin tiếng Việt lúc đầu đã được đọc là “Tôi tin có Sancta Ighêleja catholica”, sau đó Kinh tuyên xưng Đức Tin này được dịch lại và chữ “Santam Ecclesiam Catholicam” được dịch là Tôi Tin có “Hội Thánh hằng có ở khắp thế này”. Chữ “hằng có ở khắp thế này” cũng lột được ý nghĩa của chữ Catholica, có nghĩa là phổ quát, chung cho mọi người, nhưng không gọn gàng lắm, nên hàng giáo sĩ Việt Nam quyết địch dịch chữ Catholica là Công Giáo và chữ này được đưa vào bản dịch Kinh tuyên xưng Đức Tin của Đại Công Đồng Nicaea.

Tại sao Catholica được dịch là Công Giáo?

Bởi vì trong chữ Hán, chữ CÔNG có nghĩa là chung cho mọi người. Mở quyển tự điển Đào Duy Anh, tìm chữ CÔNG chúng ta thấy chữ này được giải nghĩa là “VIỆC CHUNG”, “MỌI NGƯỜI”, rất sát với chữ Katholicos gốc Hy Lạp. Các tự điển Hán Việt khác cũng giải nghĩa CÔNG là CHUNG. Dĩ nhiên, cũng như những chữ khác, chữ CÔNG còn có nhiều ý nghĩa khác như công là việc quan, công là bố chồng, công là con đực, v.v. (xem Hán Việt tự điển của Thiều Chửu). Các chữ này trong chữ Hán đều viết gióng nhau, nhưng ý nghĩa của mỗi trường hợp khác nhau.

Từ lâu, người Tàu cũng đã dùng chữ CÔNG để dịch chữ Catholica trong Kinh tuyên xưng Đức Tin và được các giáo sĩ Việt Nam phiên âm ra Hán –Việt như sau: “Thần tín hữu thánh nhi CÔNG IGHÊREGIA”, nghĩa là “Tôi tin có một GIÁO HỘI thánh thiện mà là CÔNG GIÁO” (chữ Ighêregia là phiên âm từ chữ Ecclesia). Từ đó đến nay, có ai bên Tàu nghĩ rắng Giáo Hội Công Giáo là giáo hội của nhà nước đâu? Các nhà truyền giáo và giáo sĩ Việt Nam cũng đã dựa theo đó dịch chữ Catholicism là đạo Công Giáo, Catholic là người Công Giáo.

Tên của các tôn giáo thường hoặc lấy tên của người sáng lập ra tôn giáo đó như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, hoặc tên nơi phát sinh ra tôn giáo đó như Ấn giáo, Do Thái giáo hay Anh giáo, hoặc dịch nghĩa như Evangelical là Tin Lành, Orthodox là Chính Thống Giáo, Catholicism là Công giáo... Đó là chuyện bình thường.

Đọc các danh từ Phật giáo được phiên âm hay dịch từ tiếng Pali-Sanskrit, Tạng văn qua chữ Hán rồi từ chữ Hán qua chữ Việt, chúng ta thấy phức tạp hơn nhiều. Một vài thí dụ cụ thể: Chữ Công Án (gòng-àn. kòan): Trong chữ Hán, chữ Công này viết hoàn toàn giống chữ Công trong Công Giáo, và theo nguyên nghĩa, Công Án có nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Nhưng trong Thiền tông của Phật giáo, thuật ngữ này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt (Tự Điển Phật Học, Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách, Huế 1999). Có ai nói chữ Công Án trong Phật Giáo là bản án của nhà nước đâu? Một thí dụ khác: Chữ Cư Sĩ được lấy từ tiếng Sanskrit là grhapati và tiếng Pali là gahapati, phiên âm ra chữ Hán là kulapati, đã từng được phiên âm Hán Việt là Ca-la-việt (Tự Điển Phật Học, sđd), nhưng nay những người theo Phật giáo thường gọi kulapati là Cư Sĩ, chẳng ai có quyền bắt họ phải gọi kulapati là Ca-la-việt, không được gọi là Cư Sĩ.

Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa vẫn gọi đạo Công Giáo là Thiên Chủ Giáo (Tianzhu jiao) và các tự điển Anh – Hoa hay Pháp – Hoa vẫn dịch chữ Catholic Church (tiếng Anh) hay Église Catholique (tiếng Pháp) ra tiếng Hoa là Thiên Chủ Giáo. Nhiều người Việt cũng gọi đạo Công Giáo là Thiên Chúa Giáo, nhưng đó không phải là danh xưng chính thức.

Ngày 21.6.2011

Lữ Giang

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

CHÚNG CON VÂNG PHỤC ĐỨC THÁNH CHA

THÁI BÌNH - Trong khuôn khổ chuyến thăm viếng mục vụ tại Giáo phận Thái Bình, sáng nay 15/06/2011, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli tới thăm viếng mục vụ Giáo hạt Tiền Hải tại giáo xứ Trung Đồng.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Giáo Hạt Tiền Hải hiện có 13 linh mục và hơn 42 ngàn giáo dân, trong đó số giáo dân tại Giáo xứ Trung Đồng khoảng 6 ngàn.



Vào lúc 8h10, phái đoàn gồm có Đức Tổng L. Girelli, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Giáo phận và các nhân viên Toà Giám mục Thái Bình đã về tới giáo xứ Trung Đồng trong niềm hân hoan của khoảng 15 ngàn giáo dân.

Khởi đầu diễn văn chào mừng, cha Aug. Phạm Quang Tường – linh mục chánh xứ Trung Đồng, Trưởng Hạt Tiền Hải thay lời cho cộng đoàn dân Chúa nơi đây, nói lên tâm tình biết ơn tới Đức Thánh Cha Benedict XVI. Cha Tường nói: “… sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli là biểu trưng nghĩa cử yêu thương của Giáo Hội Mẹ và sự quan tâm của Đức Thánh Cha đối với Giáo phận Thái Bình nói chung và cách riêng cho Giáo hạt Tiền Hải”. Đức Tổng L. Girelli cũng bày tỏ niềm vui khi được hiện diện với cộng đoàn dân Chúa trong Giáo hạt Tiền Hải. Ngài cũng khẳng định, Đức Thánh Cha rất yêu mến anh chị em giáo dân Việt Nam và cách riêng anh chị em Giáo hạt Tiền Hải hôm nay. Đức Tổng nói: “… hôm nay cha tới đây để mang tình cảm thân thương của Đức Thánh Cha tới anh chị em… ước chi ngày hôm nay trở thành niềm vui luôn mãi cho tất cả bà con giáo dân Tiền Hải”

Thánh lễ kính các Thánh Tử đạo Việt Nam do Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli chủ tế được cử hành lúc 9h10. Mặc dù dưới sức nóng của ngày hè, cộng đoàn dân Chúa vẫn không thuyên giảm lòng tin và tinh thần hiệp thông trong bàn tiệc Thánh Thể. Trong bài giảng lời Chúa hôm nay, vị đại diện của Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hai đặc tính Duy nhất và Công giáo của Giáo Hội. Khởi đi từ việc cầu nguyện, ăn chay và bố thí như là trung tâm của đời sống tâm linh, Đức Tổng khai mở cho cộng đoàn hiểu rằng: việc tìm kiếm danh dự bản thân không thể so bì với việc tìm vinh danh Chúa. Chính các Thánh Tử đạo Việt Nam đã tìm kiếm vinh danh Chúa trong âm thầm, nên các ngài hiện diện đích thật trong mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa và trở nên một lời chúc phúc cho Giáo phận chúng ta. Đức Tổng L. Girelli nói: “Tử đạo không phải là một sự kết án cho bằng hiệp nhất mọi người trong tình yêu Chúa Kitô. Đó là sự tận hiến loại trừ mọi bạo lực. Các ngài đã chết làm một với Đức Kitô và sự chết đó làm phát sinh nhiều cộng đoàn”. Ngài còn tiếp: “Các Thánh Tử đạo Việt Nam không vâng phục các hoàng đế là muốn khẳng định rằng: Giáo Hội không hoàn toàn đồng hoá với một văn hoá dân tộc thuần tuý hay một thể chế thuần tuý, mà là Giáo Hội dành chung cho mọi người”

Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban phép lành của Đức Thánh Cha cho cộng đoàn Dân Chúa. Thánh lễ hôm nay đã khép lại, nhưng đức tin và lòng trung thành của con cháu các Thánh Tử đạo Đinh Văn Thuần và Đinh Văn Dũng sẽ còn triển nở luôn mãi trên mảnh đất quê hương Tiền Hải – Thái Bình.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

THƯ NGỎ GỬI ÔNG RICK SANTORUM - ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG HOA KỲ

Kính ông Santorum:

Hôm 6 tháng 6 vừa qua, tôi hết sức vui mừng khi được tin ông quyết định ra tranh cử chức vụ TT Hoa Kỳ vào năm 2012, đại diện cho Đảng Cộng Hòa, cùng một lượt với sáu vị khác trong đảng.

Tôi rất thích cái tít mà tờ New York Times đã cho chạy: “’Người Chiến Sĩ Văn Hoá’đang tìm cách mở rộng chiến tuyến.” Nó lập tức thu hút sự chú ý của tôi. Thực ra, tên tuổi của ông còn khá lạ lẫm đối với nhiều người. Riêng tôi, lần đầu tiên nghe biết tên ông là vào năm ngoái, hãng thông tấn CAN có đăng tin ông và phu nhân (Karen) được Franciscan University of Steubenville (Ohio) truy tặng Huân Chương Poverello--tức ‘Người nghèo bé nhỏ,’ ám chỉ Thánh Phanxicô Assisi--vì công sức ông bà đã bỏ ra trên mặt trận văn hóa được đánh giá là “xuất sắc” dưới khía cạnh nhân chứng phò-sự-sống và phò-gia-đình. Huân chương này là phần thưởng cao nhất được Viện Trưởng Viện Đại Học truy tặng trong buổi tiếp tân chính thức ngày 11 tháng 3 năm 2010 tại Country Club của Quốc Hội thuộc thành phố Bethseda, Maryland. Khi trao Huân Chương cao qúy này cho ông bà, LM Chưởng ẤnTerence Henry, TOR, đã dõng dạc tuyên bố: “Hai vị này là những vị anh hùng trong lãnh vực phò-sự sống. Franciscan University vui mừng vinh danh họ, nhất là trong thời buổi hiện nay, khi người ta đang ra sức tấn công vào những phần tử yếu đuối và dễ tổn thương nhất của xã hội. Chứng tá của các chiến sĩ phò-sự sống như nhị vị đây thúc đẩy chúng ta tiếp tục chiến đấu trong cuộc chiến xứng đáng.” Được biết trước đây, Mẹ Têrêsa thành Calcutta (nay là Chân Phước), cũng đã được truy tặng Huân Chương này.

Vì chưa rõ về ông lắm, thành ra nhân dịp này tôi cố gắng tìm hiểu chút ít về thân thế sự nghiệp cũng như gia đình ông để mình dễ nói chuyện với nhau. Chỗ nào sai sót, xin ông bổ túc và điều chỉnh sau. Được biết ông thuộc phe bảo thủ Đảng Cộng Hòa tại Pennsylvania, năm nay mới 53 mùa xuân xanh. Sau khi làm Dân Biểu Hạ Viện năm 1990, ông đã tiếp tục trúng cử chức Nghị Sĩ Liên Bang từ năm 1995 đến 2007. Ông là tác giả luật chống phá thai bán phần, cũng như đóng góp nhiều vào việc thông qua luật Bảo Vệ Trẻ Sơ Sinh Còn Sống, luật chống Bạo Hành dành cho các nạn nhân chưa được sinh ra, và luật chống chứng Tự Kỷ. Tôi cũng biết ông đã cống hiến nhiều công sức và tài chánh trong cao trào phòng chống bệnh liệt kháng (AIDS) tại Phi châu, cũng như tranh đấu bảo vệ quyền tự do tôn giáo và nữ quyền trong các thể chế độc tài hiện nay trên thế giới. Hiện nay ông đang làm cho một đài phát thanh, vừa viết báo và làm việc tại Trung Tâm Chính Sách Đạo Đức Công Cộng. Tác phẩm bán chạy nhất năm 2005 của ông mang tựa đề “It Takes A Family—Cần Đến Một Gia Đình”.

Trong khi đó, bà nhà Karen vừa là một y tá, vừa là một luật sư. Là y tá, bà đã phục vụ lâu năm trong dưỡng đường chăm sóc đặc biệt dành cho các trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc ốm yếu bệnh nạn. Với tư cách luật sư, bà đã trở thành một thành viên tích cực của Luật Sư Đoàn Pennsylvania. Ngoài ra, với kinh nghiệm của một người mẹ có bẩy người con, bà đã hoàn thành tác phẩm “Letters to Gabriel--Những lá thư gửi Gabriel” nói lên tình yêu và nỗi đau khổ khi cả gia đình trải qua kinh nghiệm về sự sinh non và chết trẻ của một người con mang tên Gabriel.

Xem ra, gia đình ông bà như thế thật hạnh phúc, với một đời sống Công giáo đạo đức, rập khuôn Thánh Gia Thất Nazaret, dùng thế giá của mình nhằm bênh vực và đề cao các giá trị nhân bản, xã hội và Công giáo chân chính, thiết tưởng thật xứng đáng trở thành mẫu mực cho các gia đình.

Thông điệp cốt lõi ông muốn gửi đến toàn dân Hoa Kỳ là niềm tin vào ‘exceptionalism—chủ nghĩa xuất chúng’ của Mỹ quốc, thuật ngữ ông dùng ám chỉ nỗ lực và dấn thân của người dân Hoa Kỳ chính danh dành cho “sự sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc.” Tiếc thay, cái thứ triết lý đơn giản này, theo ông, lại không được vị đương kim TT Hoa Kỳ chia sẻ, bởi vì vị đương kim TT đã và vẫn còn là một “tai họa” trong hầu hết mọi khía cạnh, do việc ông ta chỉ tin vào sự vĩ đại của chính quyền, mà không tin vào sự vĩ đại đáng nể của chính người dân nước này. Do đó, ông muốn “nhắc nhở mọi người phải kiểm điểm lại xem mình là ai, mình đã đến được nơi đây bằng cách nào, và nhất là biết mình phải làm gì để cưỡng đoạt lại chân tính của mình.”

Một nét chân tính của người dân Hoa Kỳ, theo ông, chính là niềm tin vào Thượng Đế, biết đặt nặng tầm quan trọng của tôn giáo trên nền dân chủ Mỹ quốc. Phải, thưa ông Rick Santorum, tôi hoàn toàn đồng ý với ông về quan điểm này. Và cũng chính vì nó mà tôi mới mạo muội viết thư này cho ông đó. Để tôi tạm bàn với ông chút xíu nhé: Không có một nước nào trên thế giới này lại in cái câu bất hủ “In God We Trust—Chúng Tôi Tin nơi Thượng Đế”—trên đồng tiền của nước mình, ngoại trừ nước Hoa Kỳ. Mà in trên đồng tiền, chứ không phải trên bất kỳ cái gì khác. Hóa ra, dân chúng Hoa Kỳ là dân “có đạo” nhất thế giới; họ đã biến đồng tiền—vốn tượng trưng cho uy lực thế gian này—thành phương tiện để tuyên xưng niềm tin của mình vào Thượng Đế. Qua dấu chứng này, dân Hoa Kỳ muốn hô lên cho thế giới biết rằng: cho dù tiền bạc có sức mạnh vô song—là tiên là Phật chăng nữa—thì Thiên Chúa còn dũng mãnh hơn cả tiền bạc. Phải chăng sự tuyên tín mãnh liệt và công khai mà dân chúng Hoa Kỳ đặt nơi Thiên Chúa đã khiến cho Ngài không thể không chúc lành cho dân tộc này, không thể không biến vùng đất này trở thành miền đất hứa tân thời, miền đất của cơ hội, của tự do dân chủ và phú cường. “Có đất nào như đất ấy không?”, lời thơ của một thi sĩ lỗi lạc của VN chúng tôi, tuy viết ra trong một mạch văn và một ý nghĩa khác, nhưng sao lại áp dụng quá đúng vào đất nước Hoa Kỳ này đến thế? Quả vậy, có mấy ai chưa từng mơ được sống ở đất nước này? Hoặc nếu không được sống thì ít ra cũng được một lần đặt chân đến, để chỉ ngắm xem một cái rồi có chết cũng đành lòng! Như thế thì có khác chi thiên đàng hạ giới? Quả là chẳng có đất nào như đất ấy đâu!

Ấy thế mà càng ngày càng có nhiều người muốn xóa bỏ dòng chữ độc đáo bất hủ ấy trên đồng tiền họ tiêu hàng ngày, cho dù họ đã gạt bỏ câu nói ấy ra khỏi tâm can mình từ lúc nào rồi, và cho dù trong thực tế đời sống, họ đã hoàn toàn dứt điểm lời tuyên tín ấy từ hồi tám đế rồi. Thật đáng tiếc, những kẻ đó đang mặc nhiên gieo rắc tai họa xuống cho chính mình, cho dân tộc này, và cho cả loài người.

Tôi rất tâm đắc với lời ông nhắc nhở người dân Hoa Kỳ về chân tính của mình là phải củng cố niềm tin vào Thượng Đế. Từ nỗi trăn trở này, ông đã trở thành chiến sĩ của nền văn minh sự sống, của nền văn hóa gia đình. Hẳn nhiên ông phải khai chiến với lũ giặc phá thai và đồng tính, một mặt trận ngày càng khốc liệt bởi vì nó chủ trương lối đánh chắc ăn, nấp dưới lớp áo an toàn của nữ quyền, bình đẳng, tự do, dân chủ và không kỳ thị. Toàn là những lớp vỏ sắc như dao cau, đụng vào chỉ có đứt tay và đổ máu. Xin ông nhớ bảo trọng!

Ngoài thông điệp cốt lõi là nhắc nhở dân chúng Mỹ trở về với nguồn chân tính của mình, tôi biết ông và bộ tham mưu đã chuẩn bị chu đáo về đủ mọi vấn đề, từ kinh tế, an sinh xã hội, bảo hiểm sức khỏe, công ăn việc làm, cho đến an ninh quốc phòng, và chính sách ngoại giao, lãnh vực nào cũng phải có viễn kiến và kế hoạch hành động. Ông đang cố gắng làm công việc đội đá vá trời. Càng cảm phục ông, tôi càng thương ông, bởi thấy ông đã chọn cho mình con đường gai góc và cheo leo mà đi, thay vì cứ sử dụng chiêu bài mỵ dân và ăn nói làm sao để khỏi bị coi là “politically incorrect—phản động, bảo thủ.”

Dù sao chăng nữa, tôi hứa sẽ ủng hộ ông, không phải vì ông thuộc Đảng Cộng Hoà đâu nhé, mà vì lập trường “đạo gốc chân chính” của ông. Hình như ông là con cháu di dân từ Ý qua Mỹ thì phải? Còn tôi đây là dân bắc-kỳ di-cư năm-tư vượt-biên sang đây. Nếu thế thì mình cùng là dân di cư con nhà có đạo cả. Một lần nữa, tôi ủng hộ ông và rất mong ông lọt qua vòng đầu là được đề cử, rồi cứ thế tiến tới nữa. Một người như ông, đối với tôi, thực sự rất xứng đáng trở thành Ứng Cử Viên Tổng Thống (ƯCVTT) Hoa Kỳ. Để tôi giải thích thêm chút ít.

Ông phải là ƯCVTT để đại diện cho tiếng nói của đa số thầm lặng, của những người thấp cổ bé miệng như chúng tôi, chẳng làm sao nói lên được sự thật về đạo làm người, về nền văn hoá đạo đức, về truyền thống tốt đẹp và tích cực của đời sống hôn nhân và gia đình, được Thiên Chúa an bải từ tạo thiên lâp địa đến nay, về những nguyện vọng thầm kín của mình là được sống trong một xã hội an toàn, nhân ái, tự do và công bằng.

Ông phải là ƯCVTT để nói thay cho chúng tôi rằng chúng tôi không đồng ý với những lời hứa cuội cũng như những tuyên bố bừa bãi của các chính khách chuyên mỵ dân để kiếm phiếu, càng không đồng ý với những kiểu sống bê tha phóng túng của kẻ có chức (xin miễn đọc lái!), lợi dụng quyền hành và lạm dụng tiền thuế của nhân dân để âm thầm lập ‘phòng nhì’ hay vui chơi với kiều nữ chân dài.

Ông phải là ƯCVTT để nói dùm chúng tôi rằng khi thiên hạ đua nhau ly dị thì không có nghĩa những kẻ đã kết hôn mà còn tiếp tục ăn đời ở kiếp với nhau đều là những kẻ ngu dại cả; rằng khi việc cấm ‘ông lấy ông, bà cưới bà’ bị ông quan tòa ấm ớ tức tưởi lên án là vi hiến, bất chấp đa số đã bỏ phiếu cấm chỉ, thì không có nghĩa hôn nhân nam nữ truyền thống sẽ đương nhiên trở thành lố bịch; rằng đang khi thiên hạ lẳng lặng tiêu diệt các bào thai một cách vô tội vạ, thì những thai phụ ngày đêm chăm sóc bào thai của mình được khỏe mạnh và sinh ra sao cho mẹ tròn con vuông sẽ đều là những kẻ chẳng hiểu biết gì hết; rằng khi thiên hạ cổ võ nam nữ yêu vội sống thử thì những việc như dự bị hôn nhân, tìm hiểu đứng đắn sẽ chẳng còn ý nghĩa gì cả; rằng khi thanh niên thiếu nữ hè nhau bỏ lễ Chúa Nhật ở nhà coi đấu bóng hay đi chơi thoải mái, thì những nam phụ lão ấu đi lễ nhà thờ đều là những kẻ vô công rỗi nghề…vân vân và vân vân.

Ông phải là ƯCVTT để cứu vãn đất nước này khỏi lao đầu xuống vực thẳm khi cố tình thử thách Thiên Chúa bằng những thói kiêu căng của loài người, tuy tiến bộ vượt bực về khoa học kỹ thuật, nhưng quá khờ khạo và dửng dưng về mặt đạo đức tâm linh, cứ tỉnh bở sống y như thể không hề có Thượng Đế ở trên cao. Như thế có nghĩa là giúp cho dân tộc và đất nước này tiếp tục được hưởng nhận ơn trời mưa móc để mãi mãi là chốn thiên đàng hạ giới thật sự, nơi công bằng, tự do và nhân ái nở rộ như một vườn hoa muôn sắc.

Thân chúc ông những ngày vận động không mỏi mệt, được nhiều người ủng hộ và thành công mỹ mãn.

Một người hâm mộ ông,

Nguyễn Kim Ngân

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Tây Ban Nha: Một nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức trước Thánh giá

Tây Ban Nha: Một nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức trước Thánh giá

Vatican - Nghị sĩ Công giáo Juan Cotino đã tuyên thệ nhậm chức để làm việc tại Quốc hội Tây Ban Nha, trước một Thánh giá, nhằm cho thấy rằng đức tin không được loại trừ khỏi đời sống công cộng.




Linh mục Jose Maria Gil Tamayo, một thành viên của Hội đồng Tòa thánh về Truyền Thông Xã Hội, nói: “Ông Cotini đã thực hiện một cử chỉ công khai hùng hồn và dũng cảm, nhằm biểu lộ các xác tín tôn giáo riêng của mình, mà ông không muốn che dấu khi thực hiện nhiệm vụ mới với tư cách là một đại biểu chính trị".

Vị linh mục nói trong một bài viết đăng trên nhật báo L'Osservatore Romano ngày 12-6.

Nghị sĩ Cotino xin đặt một Thánh giá nhỏ bên cạnh bản Hiến pháp và cuốn Kinh Thánh, trước khi ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 9-6 qua. Vì không có sẵn Thánh gía ở đó, ông đã mang theo một Thánh giá từ văn phòng riêng của ông.

Nhiều nhà lập pháp cánh tả và một số tổ chức tại Valencia, cũng như các nhật báo El Pais và El Plural, chỉ trích nghị sĩ Cotino về hành vi này.

Cha Gil Tamayo đã viết: “Cử chỉ của Cotino phá vỡ một xu hướng sai lầm, vốn được áp đặt trên đời sống công cộng ở châu Âu liên quan đến bản chất của các hành vi tôn giáo nói chung, và người Công giáo nói riêng, lả những người trong thực tế được cấp giấy chứng nhận quyền công dân chỉ trong lĩnh vực riêng tư, trong các giới hạn của lương tâm, trong khu vực linh thánh để nhà thờ, hoặc trong các hành vi hiếm hoi của việc thờ phượng nơi công cộng".

Sau khi nhắc lại rằng đạo Công giáo đã là tôn giáo của đa số dân ở châu Âu, vị linh mục Tây Ban Nha đã cảnh báo rằng một số nhóm thiểu số muốn áp đặt một "chủ nghĩa thế tục không lành mạnh", vốn cấm mọi hành vi tôn giáo, và cuối cùng là Thiên Chúa, trong đời sống công cộng và chính trị.

Cha Gil Tamayo, giám đốc Ủy ban Truyền Thông Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha trong 13 năm, cũng chỉ ra rằng có lẽ hơn bao giờ hết, các Kitô hữu "cần phải cầu xin một Lễ Hiện Xuống mới, và sống đức tin trong đời sống công cộng và xã hội, trong gia đình, với bạn bè, trong văn hóa, nghệ thuật, tại nơi làm việc và nơi giải trí, với tính nhất quán có trách nhiệm và vui vẻ, cả về cá nhân lẫn về cộng đồng".

Linh mục viết tiếp: "Đây là cách làm người Công giáo ở nơi công cộng, trên đường phố, với “Chúa ở cùng anh chị em” như chúng ta thường nói lên. (CNA 13-6-2011)

Phạm Kim An

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Đức Thánh Cha cử hành lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

VATICAN - Chúa nhật 12-6-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã cử hành thánh lễ trọng thể tại đền thờ Thánh Phêrô trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu, để mừng kính biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Đúng 9 giờ rưỡi sáng, đoàn giúp lễ, 50 GM và 40 Hồng Y đồng tế đã cùng ĐTC đi rước lên bàn thờ chính giữa tiếng kèn bạc báo hiệu đại lễ khởi đầu, trong khi ca đoàn xướng bài ”Hỡi Phêrô, con là Đá!”, trước khi hát bài ca nhập lễ: Thần trí Chúa làm đầy trái đất.

Trong bài giảng, ĐTC đã dựa vào các bài đọc để giải thích ý nghĩa lễ Hiện Xuống cũng như vai trò và quan hệ của Chúa Thánh Linh với cộng đoàn tín hữu. Ngài nói:

Hôm nay chúng ta cử đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Theo một nghĩa nào đó, tất cả các lễ trọng của phụng vụ đều là đại lễ, nhưng Lễ Hiện Xuống là một đại lễ một cách đặc biệt, vì đánh dấu, vào ngày thứ 50, sự hoàn tất biến cố Vượt Qua, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, với hồng ân Thần Trí của Đấng Phục Sinh. Trong những ngày qua, Giáo Hội đã chuẩn bị chúng ta mừng lễ Hiện Xuống qua kinh nguyện, qua sự liên tục sốt sắng kêu cầu Thiên Chúa để xin Ngài tái đổ tràn Thánh Linh trên chúng ta. Như thế, Giáo Hội tái cảm nghiệm điều đã xảy ra thời nguyên thủy, khi các Tông Đồ họp nhau trong Nhà Tiệc Ly ở Jerusalem, ”họ kiên trì và hòa hợp trong kinh nguyện, cùng với một vài phụ nữ và Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và các anh em của Ngài” (Cv 1,14). Họ họp nhau trong sự khiêm tốn chờ đợi và tin tưởng nơi sự ứng nghiệm lời hứa của Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã thông báo cho họ: ”Chẳng bao lâu nữa, các con sẽ được chịu phép rửa trong Thánh Linh.. các con sẽ nhận được sức mạnh từ Thánh Linh, Đấng sẽ ngự xuống trên các con” (Cv 1,5.8).

Qua bài đọc thứ I trích từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 2,1-11) và đáp ca trích từ thánh vịnh 103, ĐTC nhận xét rằng qua các đoạn sách thánh ấy Giáo Hội muốn nói với chúng ta điều này: Thánh Linh sáng tạo vạn vật, Thánh Linh mà Chúa Kitô phái xuống từ Chúa Cha trên cộng đoàn các môn đệ là duy nhất và cùng là một: sự sáng tạo và cứu chuộc thuộc về nhau và, xét cho cùng, họp thành mầu nhiệm yêu thương và cứu độ duy nhất của Chúa. Thánh Linh trước tiên là Thánh Thần Sáng Tạo, vì thế Lễ Hiện Xuống là lễ sáng tạo. Đối với chúng ta, thế giới là kết quả một hành vi yêu thương của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng mọi sự và Ngài vui mừng vì ”đó là điều tốt”, điều rất tốt đẹp (Xc St 1,1-31). Vì thế, Thiên Chúa không phải là Đấng hoàn toàn khác, Đấng không thể nêu danh và u tối. Thiên Chúa tự biểu lộ, Ngài có một khuôn mặt, Thiên Chúa là lý trí, Thiên Chúa là ý chí, Thiên Chúa là tình thương, Thiên Chúa là vẻ đẹp. Niềm tin nơi Thánh Thần Sáng Tạo và niềm tin nơi Thần Trí mà Chúa Kitô Phục Sinh ban cho các Tông Đồ và mỗi người chúng ta, là điều gắn liền với nhau, không thể tách rời”.

ĐTC nói thêm rằng bài Tin Mừng hôm nay cống hiến cho chúng ta một hình ảnh tuyệt vời để làm sáng tỏ quan hệ giữa Chúa Giêsu, Chúa Thánh Linh và Chúa Cha: Thánh Linh được trình bày như hơi thở của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh (Xc Ga 20,22). Ở đây thánh sử Gioan lấy lại một hình ảnh trong trình thuật về sự sáng tạo, trong đó có kể rằng Thiên Chúa thổi một luồng sinh khí vào mũi của con người (Xc St 2,7). Hơi thở của Thiên Chúa là sự sống. Giờ đây, Chúa thổi vào trong linh hồn chúng ta một luồng sinh khí mới, là Thánh Linh, là yếu tính thâm sâu nhất của Ngài, và qua đó, Chúa đón nhận chúng ta vào trong gia đình của Thiên Chúa. Qua phép rửa tội và thêm sức, ơn ấy được ban cho chúng ta một cách đặc biệt và với bí tích Thánh Thể và Thống Hối, ơn ấy được liên tục lập lại: Chúa thổi vào linh hồn chúng ta một luồng sinh khí. Tất cả các bí tích, mỗi phép theo thể thức riêng, đều thông truyền cho con người sự sống thần linh, nhờ Thánh Linh hoạt động trong các bí tích ấy.

Tiếp tục bài giảng trong thánh lễ sáng hôm qua, ĐTC nói:

“Trong phụng vụ hôm nay, chúng ta còn nhận thấy một sự nối kết nữa. Chúa Thánh Linh là Đấng Sáng Tạo, đồng thời cũng là Thần Trí của Chúa Giêsu Kitô, nhưng theo thể thức: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh là một Thiên Chúa duy nhất. Dưới ánh sáng bài đọc thứ I, chúng ta có thể nói thêm rằng Chúa Thánh Linh làm cho Giáo Hội sinh động. Giáo Hội không xuất phát từ ý chí loài người, từ suy tư, sự tài khéo và khả năng tổ chức của con người, vì nếu như thế, thì Giáo Hội đã bị tàn lụi từ lâu rồi, như vẫn xảy ra đối với mọi điều phàm nhân. Trái lại Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô, được Thánh Linh làm cho sinh động. Những hình ảnh như gió và lửa, được thánh Luca dùng để diễn tả sự hiện xuống của Chúa Thánh Linh (Xc Cv 2,2-3), gợi lại núi Sinai nơi Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân Israel và ban cho họ giao ước của Ngài; sách Xuất Hành kể lại: ”núi Sinai đầy khói, vì Chúa ngự xuống trên đó trong lửa” (19,18). Thực vậy, dân Israel mừng ngày thứ 50 sau lễ Vượt Qua, sau khi tưởng niệm cuộc di tản khỏi Ai Cập, như là lễ Sinai, lễ Giao Ước. Khi thánh Luca nói về những lưỡi lửa để diễn tả Chúa Thánh Linh, Giao ước cũ ấy được nhắc nhớ, Giao ước được thiết lập trên căn bản Luật mà dân Israel đã nhận từ trên núi Sinai. Như thế, biến cố Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần hiện xuống, được trình bày như một biến cố Sinai mới, như hồng ân giao ước mới trong đó giao ước với Israel được nới rộng cho tất cả các dân tộc trên trái đất, trong đó tất cả các hàng rào của Luật cũ đều sụp đổ và xuất hiện con tim thánh thiện và bất biến, tức là tình yêu, mà chính Thánh Linh thông ban và phổ biến, là tình yêu bao trùm mọi sự. Đồng thời Luật được mở rộng, cởi mở, tuy trở nên đơn sơ hơn: đó là Giao Ước mới mà Thánh Thần ”viết” trong con tim của những người tin nơi Chúa Kitô. Sự nới rộng Giao Ước cho mọi dân tộc trên trái đất được thánh Luca diễn tả qua sự liệt kê các dân tộc đáng kể thời ấy (Xc Cv 2,9-11). Qua sự kiện đó, Ngài nói với chúng một điều rất quan trọng: đó là Giáo Hội là Công Giáo ngay từ lúc đầu tiên, đặc tính hoàn vũ của Giáo Hội không phải là kết quả của hành động dần dần tháp nhập các cộng đoàn khác nhau. Thực vậy, ngay từ giây phút đầu tiên, Chúa Thánh Linh đã kiến tạo Giáo Hội như Hội Thánh của tất cả các dân tộc; Giáo Hội bao trùm toàn thể thế giới, vượt lên trên mọi biên cương chủng tộc, giai cấp, quốc gia; sau khi phá đổ mọi hàng rào, Giáo Hội liên kết con người trong việc tuyên xưng Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi. Ngay từ đầu, Giáo Hội là duy nhất, Công Giáo, và tông truyền: đây chính là bản chất đích thực của Giáo Hội và phải được nhìn nhận như thế. Giáo Hội là thánh thiện không phải do khả năng của các phần tử, nhưng vì chính Thiên Chúa cùng với Thần Trí của Ngài, sáng tạo và luôn thánh hóa Giáo Hội”.

Trong phần lời nguyện giáo dân bằng 5 thứ tiếng, cộng đoàn đã lần lượt cầu cho Giáo Hội ngày càng được vũng mạnh trong sự hiệp nhất và tình thương; cầu cho ĐGH được tràn đầy ơn khôn ngoan và can đảm để hướng dẫn và củng cố anh em trong đức tin; cầu cho các tín hữu Kitô được vững mạnh trong đức tin và làm chứng tá, cho các chính quyền luôn quyết định bênh vực sự sống và tình liên đới, cầu cho mọi người luôn sẵn sàng tìm kiếm con đường huynh đệ, cộng tác và hòa bình..

Chủ sự kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng

Thánh lễ kéo dài 1 giờ 45 phút và kết thúc lúc 11 giờ 15. 45 phút sau đó, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với 40 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. Hiện diện trong buổi đọc kinh đặc biệt Hội những người nuôi ngựa ở miền Bavière nam Đức, hành hương Roma theo vết chân thánh Corbiniano GM thành Freising. Có 42 con ngựa và 6 mô hình thánh đường của miền Bavière, trong đó có Nhà thờ chính tòa Munich và Nhà nguyện ở Đền thánh Đức Mẹ Altoetting, nhà thờ giáo xứ Aschau, nơi hài nhi Joseph Ratzinger, tức là Đức đương kim Giáo Hoàng, đã chịu phép rửa tội. Đoàn hành hương này đã khởi hành từ ngày 1-6 tại miền Bavière. Thứ sáu 10-6 vừa qua, đoàn đã tới Roma và đã cử hành thánh lễ hôm thứ bẩy 11-6 tại Nhà thờ thánh Corbiniano, cũng là Nhà thờ hiệu tòa của Reinhard Marx, TGM giáo phận Munich bên Đức.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn ý nghĩa lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống như là lễ ”rửa tội” của Giáo Hội trong Thánh Linh (Xc Cv 1,5). Như sách Tông đồ công vụ thuật lại, sáng ngày lẽ Ngũ Tuần, một gầm lớn như gió thổi mạnh tràn Nhà Tiệc Ly và những lưỡi như lửa xuống trên mỗi môn đệ (Xc Cv 2,2-3). Thánh Gregorio Cả đã bình luận rằng: ”Hôm nay Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các môn đệ với âm thanh bất ngờ, và biến đổi tâm trí phàm nhân trong tình thương của Ngài, và trong khi những lưỡi lửa xuất hiện bên ngoài, thì bên trong, các tâm hồn nồng cháy, bởi vì khi đón nhận Thiên Chúa trong thị kiến lửa, họ được đốt cháy dịu dàng để yêu thương” (Hom. in Evang. XXX, 1: CCL 141, 256). Tiếng Chúa thần hóa ngôn ngữ phàm nhân của các Tông Đồ, các vị trở nên có khả năng công bố ”đa âm” Lời duy nhất của Thiên Chúa. Hơi thở của Thánh Linh làm đầy vũ trụ, sinh ra đức tin, lôi kéo đến sự thật, tạo điều kiện cho sự hiệp nhất các dân tộc. ”Nghe tiếng động ấy, dân chúng tụ tập lại và ngỡ ngàng vì mỗi người nghe các tông đồ nói trong ngôn ngữ của họ” về những kỳ công của Thiên Chúa” (Cv 2,6.11).

”Chân phước Antonio Rosmini giải thích rằng ”trong ngày Ngũ Tuần của các tín hữu Kitô, Thiên Chúa công bố .. luật bác ái của Ngài, viết nhờ Thánh Linh không phải trên những bia đá, nhưng trong tâm hồn của các Tông Đồ, và rồi qua các Tông Đồ thông truyền luật ấy cho toàn thể Giáo Hội” (Sách Giáo Lý được sắp xếp theo thứ tự ý tưởng... n.737, Torino 1863). Thánh Linh, ”là Chúa và là Đấng ban sự sống” - như chúng ta đọc trong kinh Tin Kính,- liên kết với Chúa Cha nhờ Chúa Con và hoàn tất mạc khải Ba Ngôi Chí Thánh. Ngài đến từ Thiên Chúa như hơi thở từ miệng Chúa và có quyền năng thánh hóa, xóa bỏ chia rẽ, phá tan sự xáo trộn do tội lỗi. Ngài là Đấng thiêng liêng và không có thể xác, rộng ban các hồng ân thiêng liêng, nâng đỡ sinh vật, để chúng hoạt động phù hợp với điều thiện. Như Ánh sáng trí tuệ, Chúa Thánh Linh ban ý nghĩa cho kinh nguyện, ban sinh lực cho sứ mạng truyền giáo, làm cho con tim của những người nghe Tin Mừng được nồng cháy, gợi hứng cho nghệ thuật Kitô giáo và cung điệu phụng vụ”.

ĐTC cũng khẳng định rằng Chúa Thánh Linh, Đấng tạo nên nơi chúng ta niềm tin trong lúc chúng ta chịu phép rửa, cũng giúp chúng ta sống như con cái Thiên Chúa, một cách ý thức và đồng thuận, theo hình ảnh Chúa Con duy nhất. Cả quyền tha tội cũng là một hồng ân của Chúa Thánh Linh (Ga 20,23)... Chúng ta hãy phó thác Giáo Hội cho Đức Trinh Nữ Maria là Đền thờ Chúa Thánh Linh để, Giáo hội luôn sống bằng Chúa Giêsu Kitô, bằng Lời Chúa, các giới răn của Ngài, và dưới tác động trường kỳ của Thánh Linh, Giáo Hội loan báo cho mọi người rằng ”Đức Giêsu là Chúa!” (1 Cr 12,30). ĐTC đã cùng mọi người đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng và ban phép lành cho các tín hữu:

Trong phần chào thăm các tín hữu, ĐTC đặc biệt nhắc đến lễ phong chân phước vào ngày thứ hai 13-6, tại thành phố Dresden bên Đông Đức, cho linh mục Alois Andritzki tử đạo, bị Đức quốc xã sát hại năm 1943 lúc mới 28 tuổi. Ngài nói: ”Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì vị chứng nhân anh hùng này của đức tin, được thêm vào hàng ngũ bao nhiêu người đã hiến mạng sống nhân danh Chúa Kitô trong các trại tập trung. Lễ Hiện xuống hôm nay, tôi muốn phó thác cho sự chuyển cầu của các ngài chính nghĩa hòa bình trên thế giới. Xin Chúa Thánh Linh soi sáng những đề nghị can đảm về hòa bình và nâng đỡ sự dấn thân thi hành các đề nghị đó, để đối thoại được vượt thắng võ khí và sự tôn trọng phẩm giá con người vượt lên trên mọi quyền lợi phe phái. Xin Chúa Thánh Linh là mối dây hiệp thông, làm cho những tâm hồn lạc đường vì ích kỷ được trở nên ngay thẳng và xin Ngài giúp gia đình nhân loại tái khám phá và cảnh giác bảo tồn sự hiệp nhất cơ bản của mình”.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”ngày 14-6 này là Ngày Thế giới những người hiến máu, hàng triệu người đang âm thầm góp phần giúp đỡ anh chị em đang gặp khó khăn. Tôi nồng nhiệt gửi lời chào thân ái đến tất cả những người hiến máu và mời gọi người trẻ hãy theo gương của họ.”

Nguyên nhân thất bại của việc tấn phong Giám Mục bất hợp pháp tại Trung Quốc

Nguyên nhân thất bại của việc tấn phong Giám Mục bất hợp pháp tại Trung Quốc

Rome 11/06/2011.- Ký giả Sandro Magister, trên mạng lưới http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1348237?eng=y cho biết vì sự phản kháng của Công Giáo nên nhà cầm quyền Trung Quốc đã buộc phải ngưng lại dự định truyền chức Giám Mục bất hợp pháp cho một linh mục..

Ký giả Sandro viết rằng âm mưu của Trung Quốc tấn phong giám mục không được Tòa Thánh phê chuẩn đã bị thất bại vì sự chống đối có kế hoạch của giáo dân và của chính vị linh mục được nhà cầm quyền chọn để tấn phong Giám Mục.

Ký giả người Ý này còn viết rằng chính những lời tuyên bố mạnh mẽ của Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy hiện giữ chức Tổng Thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo đã làm cho giáo dân Trung Quốc thêm kiên vững, đồng thời làm thất bại âm mưu của Hội Công Giáo Yêu Nước.

Cha Thẩm Quốc An (Shen Guoan), người được Hội Công Giáo Yêu Nước chọn để được tấn phong Giám Mục, cũng mạnh mẽ chống lại việc tấn phong này.

Vị Tổng Giám Mục Hàn Đại Huy còn tuyên bố rằng các Giám Mục Trung Quốc phải tiếp tục chống lại các áp lực của Hội Công Giáo Yêu Nước do nhà nước điều hành. Vị Tổng Giám Mục người Trung Quốc còn nói thêm các Giám Mục nào chịu khuất phục trước các áp lực của nhà cầm quyền, theo nguyên văn của ngài: “là các kẻ cơ hội, muốn thoả hiệp, và đưa ra các lý do khác cho sự khuất phục này như họ làm thế là để Giáo Hội được hưởng sự tốt lành, vì sự cấp bách của việc phúc âm hóa, đồng thời được nhận sự trợ giúp của nhà nước…. Tất cả những lợi ích đó đều là giả tạo”

Đức TGM họ Hàn còn cáo buộc một số nhà thần học ở Mỹ Châu và Âu Châu đã nối giáo cho Hội Công Giáo Yêu Nước bằng cách cổ vũ ý tưởng rằng việc bổ nhiệm các Giám Mục phải để cho Giáo Hội Điạ Phương chứ không phải do Tòa Thánh Roma quyết định. Do vậy, theo lời đức TGM Hàn Đại Huy: “Có người tại Mỹ Châu và Âu Châu đã thúc giục các Giám Mục Trung Quốc cứ tiến hành việc chọn Giám Mục theo cung cách này”

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Giáo Hội tại Lào đang bị bách hại


Lào, 10-6-2011 (Ucanews) - Một linh mục người Việt đang làm việc tại Lào cho biết, chính quyền đang kiềm chế hoạt động tôn giáo khắp thành phố Luang Prabang (miền bắc nước Lào). Việc kiềm chế này được tăng cường sau một loạt các cuộc biểu tình của Kitô hữu sắc tộc thiểu số vùng biên giới Việt Nam xảy ra vào tháng trước.

Hôm qua, Cha Raphael Trần Xuân Nhàn nói: "Chúng tôi đang rất quan ngại về tương lai của Hạt Đại Diện Tông Tòa Luang Prabang, nơi mà các hoạt động tôn giáo đang bị kiềm chế. Người Công Giáo địa phương đang bị theo dõi chặt chẽ và ơn gọi thì rất ít".

Cha Nhàn nói rằng Hạt Đại Diện Tông Tòa Luang Prabang đã bị ngăn chặn không cho phát triển hàng chục năm qua dưới chế độ lào.

Cha Nhàn là linh mục thuộc Giáo Phận Vinh ở miền Trung Việt Nam, ngài đã làm việc tại Lào trong nhiều năm và thành lập nhiều Hội nhóm Legion Maria tại nước lào láng giềng. Ngài cho biết là từ năm 1975, thì Hạt Đại Diện Tông Tòa này chỉ đào tạo được một linh mục người bản xứ và không có các nữ tu.

Vị linh mục 57 tuổi này cho biết, chính quyền tỉnh Luang Prabang đang cố gắng ngăn cản người Công Giáo địa phương du lịch ra bên ngoài, nếu họ muốn đi đâu thì phải thông báo cho chính quyền của thôn về chuyến đi của họ.

Cha Nhàn cho biết tình hình đã tồi tệ hơn sau khi các Kitô hữu sắc tộc Hmong đã biểu tình và đòi tự do tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên của Việt Nam giáp biên giới tỉnh Luang Prabang hồi đầu tháng 5.

Chính quyền địa phương ngăn chặn giáo dân tham dự Thánh Lễ tại nhà nguyện vào các ngày Chúa Nhật bằng cách ép buộc họ đi làm các công tác cộng đồng hoặc tìm hiểu về chính sách của chính phủ. Cha Nhàn cho hay, có 4 người dân quân được trang bị súng túc trực bên ngoài nhà nguyện Buon Saya để theo dõi người Công Giáo địa phương tham dự phụng vụ. Đôi khi họ cũng vào nhà nguyện ngồi tham dự phụng vụ để theo dõi.

Đức ông Tito Banchong Thopahong - giám quản Tông Tòa của Hạt Đại Diện, và Cha Phêrô Buntha Silaphet là những người đã được thụ phong linh mục hồi Tháng Giêng, các ngài cử hành Thánh Lễ hàng tuần tại nhà nguyện với sự tham dự của ba nữ tu ở tuổi lục tuần và 20 người Công giáo.

Một linh mục người Việt thuộc Dòng Đaminh (xin ẩn danh) đã làm việc ở Luang Prabang 6 năm kể với ucanews.com rằng chính quyền địa phương có kế hoạch di chuyển nhà nguyện này đến phạm vi cách một đồn quân sự 30 mét.

Vị linh mục này còn nói rằng ngài và 2 cha Dòng Đaminh khác phải chuyển đến thủ đô Viêng Chăn bởi vì chính quyền không muốn họ dạy Anh ngữ miễn phí cho người dân địa phương vì họ bị nghi là gián điệp.

Hạt Đại Diện Tông Tòa Luang Prabang có khoảng 3.900 người Công giáo trong tổng dân số 1.2 triệu dân sinh sống tại các tỉnh phía bắc nước Lào như Bo Keo, Luang Namtha, Luang Prabang, Phong Xali, Udomxai và Xayaburi. Thành phố cổ Luang Prabang là một trung tâm của Phật Giáo và văn hóa tại Lào, cách thủ đô Viêng Chăn 220 km về phía bắc.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

ĐE TRUNG QUỐC HAY ĐE NGƯỜI DÂN?

Tôi muốn đặt ra một câu hỏi cho chính phủ Việt Nam rằng,tại sao khi tranh chấp đất đai với giáo hội và dân thường thì luân có lực luợng công an với vũ khí hùng hậu?khi Trung Quốc ngang ngược chiếm biển thì chỉ là những phát ngôn bằng miệng thuộc lòng của bà NGUYỄN PHƯƠNG NGA? phải chăng vũ khí chỉ để dùng răn đe dân?

Công giáo Việt Nam, công lý và đối thoại

Công giáo Việt Nam, công lý và đối thoại

2011-06-01
Trong bài trước, quý vị đã nghe phần đầu cuộc trò chuyện giữa RFA với Giám mục Nguyễn Thái Hợp, về mục tiêu và đường hướng hoạt động của UBCLHB trong bối cảnh xã hội Việt Nam như hiện nay.
Photo courtesy of conglyvahoabinh.org
Toàn cảnh Lễ ra mắt Ủy ban Công Lý và Hòa Bình tại Hội trường G.B. Phạm Minh Mẫn của Trung tâm Mục vụ TGP. Sài Gòn hôm 27/5/2011
Tiếp theo là cuộc trò chuyện giữa Trân Văn với Giám mục Nguyễn Thái Hợp – Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam về các tương quan vẫn được xem là hết sức tế nhị giữa chính trị và tôn giáo, giáo quyền với chính quyền, giữa vai trò giáo dân với tư cách công dân,…  

Gioan Phaolô II, Nguyễn Văn Thuận: những tấm gương và những con đường

Trân Văn: Thưa Giám mục, Giáo hội Công giáo đã chính thức mở hồ sơ xem xét việc phong Chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận – người bị chính quyền Việt Nam giam giữ vô cớ trong 13 năm và sau khi ra nước ngoài chữa bệnh đã bị cấm trở về. Tuy bị chính quyền Việt Nam ngược đãi song chưa bao giờ Hồng y Nguyễn Văn Thuận tỏ ra thù ghét họ và đó là một trong những lý do khiến ông được nhiều người tôn kính.
Ngoài Hồng y Nguyễn Văn Thuận, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II – một trong bốn nhân vật được xem là có ảnh hưởng lớn nhất ở thế kỷ 20 – đã được tôn vinh là Chân phước. Trong quá khứ, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II là người luôn lên án các hành vi xâm hại nhân quyền cũng như đàn áp về chính trị và đó là một trong những lý do khiến Ngài được nhiều người yêu quý.
Thưa Giám mục, Ngài nghĩ thế nào về hai trường hợp này? Tuy tôn giáo không nên can dự vào chính trị nhưng chính trị luôn tác động trực tiếp đến xã hội và con người. Theo Ngài, Hội đồng Giám mục Việt Nam nên làm thế nào để có thể dung hòa tương quan này cho vừa đúng, vừa đủ và thực sự luôn vì con người, bất kể tín ngưỡng?
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Theo nguyên tắc, khi mà Giáo hội tuyên xưng một vị nào là Chân phước hay là Hiển thánh thì Giáo hội muốn nêu lên một tấm gương để tất cả các Ky tô hữu coi đó mà đi theo, nhìn tấm gương đó mà hành động cho phù hợp với hoàn cảnh thời đại, cũng như là môi trường văn hóa và địa dư của mỗi người.
Chính vì vậy, khi mà Giáo hội phong Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II là Chân phước, cũng như đang trong tiến trình để phong Chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận thì Giáo hội muốn giới thiệu cho tất cả các Ky tô hữu hai tấm gương khác để sống Tin Mừng trong xã hội hôm nay.
Đặc biệt đối với người Việt Nam chúng tôi cũng như những nước đã sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì hai tấm gương này trở nên một mô hình đặc biệt. Vừa gần gũi, vừa thân thiết với những người Công giáo trong môi trường và bối cảnh đó. Chính vì vậy, đối với cá nhân tôi, tôi xem đây là những nhân vật, những tấm gương mà có lẽ sẽ giúp chúng tôi tìm ra những đường lối sống, những hành vi xử thế, những đường lối mục vụ phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt mà chúng tôi đang phải sống. Chúng tôi cũng ước mong rằng các Ngài sẽ giúp đỡ chúng tôi luôn luôn đi theo con đường đó.
Và từ đó thì đối với Hội đồng Giám mục và đặc biệt đối với Ủy ban Công lý và Hòa bình thì chúng tôi thấy đó là con đường mà chúng tôi phải đi. Mặc dù Tin Mừng không đồng hóa với bất cứ một nền văn hóa, cơ chế chính trị hay hệ thống kinh tế nào nhưng Đức giêsu đòi hỏi người Ky tô hữu của Ngài phải rao giảng và sống Tin Mừng trong tất cả các nền văn hóa, tất cả các chế độ chính trị và tất cả các hệ thống kinh tế.
Làm sao làm được điều đó? Làm sao trở nên muối ướp cho đời và trở nên men hòa trộn trong những đống bột rất khó khăn và rất khắc nghiệt đó? Không dễ mà đưa ra câu trả lời và đó là những băn khoăn cho chúng tôi. Làm sao dung hòa được cả hai điều đó? Nhưng đó là lý tưởng và luôn luôn là đòi hỏi của tất cả các Ky tô hữu, đặc biệt của Hội đồng Giám mục.
Tôi chắc rằng, Hội đồng Giám mục cũng đang cố gắng để làm sao thể hiện được điều Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận cũng như Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã sống và đã thực hiện.           

Công lý không dễ tiếp cận Hòa bình

Trân Văn: Thưa Giám mục, với tiêu chí như Ngài đã giới thiệu thì việc ra đời của Ủy ban Công lý và Hòa bình có gặp trở ngại nào từ phía chính quyền không?
Tại sao Hội đồng Giám mục Việt Nam loan báo về việc thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình từ cuối tháng 10 năm ngoái nhưng mãi tới cuối tháng 5 vừa qua thì Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam mới tổ chức ra mắt? 
Đúng như anh nói, tôi được đề cử vào cuối tháng 10 nhưng phải chờ đến tháng 5 vừa rồi mới có lễ ra mắt vì sau tháng 10 là những tháng lũ lụt của miền Trung, thành ra suốt thời gian đó, chúng tôi phải đầu tư để giúp người dân – người Công giáo cũng như người không Công giáo - trong cảnh lũ lụt.

Nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều tổ chức và tư nhân, của những nhà hảo tâm, chúng tôi đã vượt qua được một số tai họa của lũ lụt, bằng cách di dời một số làng và làm được những nhà vượt lũ cho một số nơi khác. Phải đợi đến tháng 5 vừa rồi mới có điều kiện thời gian để làm lễ ra mắt.
Cũng như anh vừa hỏi thì lễ ra mắt của Ủy ban Công lý và Hòa bình gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều áp lực. Tưởng chừng như không thể tổ chức được vì nhiều sức ép đến từ nhiều nơi. Có lẽ nhiều sức ép lên những cộng tác viên của chúng tôi thì đúng hơn - lên những người trong khâu tổ chức ở địa phương. Còn riêng bản thân tôi thì đối thoại với một số quan chức…
Nhưng mà cuối cùng, nhờ ơn Trên, Ủy ban đã ra mắt vào ngày 27 vừa qua, mặc dù cho đến chiều 26 vẫn còn những áp lực và những đề nghị là xin dời cuộc họp. Hay là đề nghị nên gạch tên một số người ở trong Ban Thuyết trình, vân vân…
Khi mà trả lời với một số vị, tôi cũng có nói là có lẽ, đây là lần đầu tiên có một ủy ban của Hội đồng Giám mục ra mắt và đưa ra đường hướng như vậy. Xã hội Việt Nam có lẽ không quen nhưng mà đến lúc, những người Việt Nam, dù ở trong lĩnh vực Nhà nước hay là lĩnh vực dân sự cũng phải quen dần với cách làm việc mới. Trong đó người dân cần có khoảng trống để suy nghĩ và người dân cũng có quyền để tổ chức, để phát biểu, để nói lên ý kiến của mình.
Và tôi cũng có nói lại với một số người, tôi nhớ vào năm 2009, khi chúng tôi tổ chức cuộc tọa đàm về “Biển Đông và hải đảo Việt Nam” – lúc đó, tình hình trong nước rất là nhạy cảm về vấn đề biển Đông – và chúng tôi cũng gặp rất nhiều áp lực, tưởng chừng như không thể tổ chức được nhưng cuối cùng, nhờ ơn Trên, chúng tôi vẫn tổ chức được.
Trong tương lai, chắc chắn là Ủy ban Công lý và Hòa bình chúng tôi cũng sẽ cộng tác với một số tổ chức, để tổ chức một cuộc tọa đàm về hồ sơ pháp lý về biển Đông.
Giám mục Nguyễn Thái Hợp
Trong buổi đó thì một Đài nước ngoài có hỏi tôi về những con tàu xâm chiếm rồi đánh phá các thuyền của Việt Nam. Tôi nhớ, tôi có nói một câu khôi hài là, câu hỏi đó, đáng lẽ phải đặt ra cho Bộ đội Biên phòng hay là cơ quan của Nhà nước. Tôi là một người thường thì cũng chỉ thấy thông tin trên mạng, về những vụ mà tàu lạ đến đánh đuổi và cưỡng chế các tàu thuyền của Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi biết rằng và dân chúng cũng nghĩ rằng, dù là “tàu” lạ hay “tàu” quen, “tàu” to hay “tàu” nhỏ, “tàu” mới hay “tàu” cũ cũng đều là “tàu” cả... nhiều người đã cười trước câu trả lời đó. Thế nhưng hôm nay, qua những biến cố vừa rồi thì người ta biết, “tàu” đó là “tàu” nào. Hôm nay, mọi người đã nói rõ đó là tàu của Trung Quốc.
Sau đó, kỷ yếu hội thảo biển Đông của chúng tôi được một cơ quan khác của Nhà nước đồng ý cho xuất bản và cũng tài trợ để xuất bản, chúng tôi cũng vừa hoàn thành bản dịch bằng tiếng Anh để xuất bản cuốn đó.
Đó là tọa đàm đầu tiên của một tổ chức dân sự nói về biển Đông và hải đảo Việt Nam, để nói lên chủ quyền của Việt Nam, để nói lên tương lai của Việt Nam nằm ở con đường ra biển và không chấp nhận điều gọi là “đường lưỡi bò”.
Nếu chấp nhận “đường lưỡi bò” thì trong tương lai, Việt Nam sẽ không còn lối ra biển nữa. Tham vọng đó chúng tôi không chấp nhận được. Lịch sử, những sử liệu còn lại không cho phép chúng ta chấp nhận chuyện đó.
Trong tương lai, chắc chắn là Ủy ban Công lý và Hòa bình chúng tôi cũng sẽ cộng tác với một số tổ chức, để tổ chức một cuộc tọa đàm về hồ sơ pháp lý về biển Đông. Đó cũng là một trong những hoạt động mà chúng tôi sẽ làm với một số tổ chức khác, để nghĩ về nhân phẩm, nhân quyền, để nghĩ về độc lập và tự do, để nghĩ về vấn đề của Việt Nam hôm nay và trong tương lai.                
Trân Văn: Cám ơn Giám mục
conglyvahoabinh.org-250.jpg
Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn tại buổi ra mắt Uỷ ban Công lý và Hoà bình tại TPHCM hôm 27/5/2011. Photo courtesy of conglyvahoabinh.org
Giám mục Nguyễn Thái Hợp:

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Hình dâng hoa kính ĐỨC MẸ MARIA (ảnh Văn Hiếu)
THANH HÓA - Tháng Năm, tháng mà các loài hoa đua nhau nở rộ, tỏa hương khoe sắc, tháng với cái nắng chói chang đầu hè...; Tháng, theo truyền thống của Giáo hội Công giáo Việt Nam được chọn dành riêng để tôn kính Đức Maria - đây được coi là một tiêu điểm lớn trong đời sống sinh hoạt đạo đức bình dân tôn kính Mẹ Maria của người Ki-tô hữu.



Trong suốt thời gian này, các giáo xứ trong Giáo phận Thanh Hóa đã có các hoạt động tiêu biểu để tôn kính Đức Mẹ như kiệu hoa, dâng hoa cộng đồng, giao lưu dâng hoa giữa các giáo xứ… Năm nay, với sự quan tâm đặc biệt của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng với đó là mong muốn Giáo phận hóa chương trình dâng hoa tháng Năm, Ngài nhận thấy đây là một truyền thống quí báu đáng được lưu truyền, thể hiện tâm tình con thảo với Đức Maria và muốn phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã khởi ý một chương trình Dâng hoa cộng đồng cấp giáo phận, quy tụ tất cả các con hoa từ các giáo xứ về để dâng hoa kính Đức Mẹ. Trước đó ngày 28 tháng 3, giáo phận đã tổ chức khóa tập huấn dâng hoa trong toàn giáo phận, để thống nhất các cử điệu, các ca vãn.

Để bày tỏ sự ái mộ đặc biệt của Giáo phận dành cho Đức Trinh nữ Maria, tấm lòng yêu mến chân thành của Giáo dân dành cho Mẹ Thiên Chúa, cũng như tổng kết các hoạt động tháng hoa trong Giáo phận... ngày 31/05/2011, Giáo phận Thanh Hóa đã tổ chức dâng hoa cộng đồng và Thánh lễ tạ ơn Đức Mẹ tại giáo xứ Ba Làng, một giáo xứ vang danh lịch sử Giáo hội Việt Nam với Cửa Bạng, núi Do mang dấu tích của cha Đắc Lộ, một giáo xứ đầy lòng mến khách và nồng hậu với những con người chất phác, hiền lành. Chương trình Dâng hoa với chủ đề: "Chung lòng tạ ơn" đã nói lên hết tâm tình của con dân Giáo phận Thanh Hóa. Điều đặc biệt, đây là một sự kiện đạt đến kỉ lục với 3.700 con hoa đến từ khắp các giáo xứ trong Giáo phận Thanh Hóa cùng dâng hoa kính Đức Mẹ, từ Phong Ý, Bằng Phú... miền núi xa xôi cho đến Ba Làng, Nghi Sơn... vùng biển nắng gió, từ Hữu Lễ, Nhân Lộ... ven dòng sông Mã, sông Chu với những điệu hò đằm thắm đến Tam Tổng, Phước Nam... vùng đất chiếu cói lừng lẫy một thời. Cùng tham dự còn có sự góp mặt của 4 đội kèn và 4 đội trống đã làm nên một ngày lễ thật long trọng. Tham dự ngày lễ hôm nay có sự hiện diện của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh - Giám mục Giáo phận Thanh Hóa cùng Linh mục đoàn, các Tu sĩ nam nữ Giáo phận và đông đảo Giáo dân.

Ngay từ buổi sáng sớm, dòng người đông đúc từ khắp nơi đã đổ về nhà thờ Ba Làng. Các con hoa mau chóng rời khỏi xe, chuẩn bị bước vào tập luyện cho giờ dâng hoa buổi chiều. Với một số lượng người đông đảo, các Sơ thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá đã khá vất vả để có thể truyền đạt lại những động tác, cử điệu cho các Con hoa.

8h00 sáng... ánh nắng bắt đầu có phần gay gắt hơn, đem theo một chút gió biển hòa vào với tâm tình của các Con hoa. Họ đã đến từ rất sớm và bắt đầu luyện tập hăng say, không quản ngại sự mệt nhọc vì chặng đường xa hay nắng nóng của mùa hè. Chừng khoảng 11h00, giờ tập duyệt chung kết thúc, sau đó bước vào giờ cơm trưa và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chương trình buổi chiều.

Khi cái nắng vẫn đang còn đỏ, từng dòng người với đủ sắc màu lần lượt tiến về phía nhà thờ Giáo họ Sung Thượng. Đó là nơi tập trung đoàn rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn rước tập trung trước nhà thờ từ khoảng 14h30. Sau nghi thức khai mạc của Đức Cha Giuse, chương trình rước kiệu bắt đầu lúc 15h00, kéo dài đến 16h15 suốt triền đê trước biển Ba Làng. Một quãng đường dài gần 2km được tô điểm bằng sự sinh động từ màu sắc rực rỡ của hơn 5000 con người đến từ mọi miền trong Giáo phận, của những bông hoa tươi sắc, nhưng nhất là lòng yêu kính Đức Mẹ của tất cả Giáo dân tham dự. Triền đê vốn bình lặng nay bỗng trở nên đẹp lạ thường.

Sau cuộc rước kiệu là giờ dâng hoa cộng đồng của 3.700 Con hoa của Giáo phận Thanh Hóa. Đây là một thành tích chưa từng có trong lịch sử tôn kính Đức Maria trên đất nước Việt Nam này, theo lời Đức Cha Giuse thì đây là một "ngày lịch sử của các Con hoa Việt Nam". Số lượng người tham gia đông như vậy, nhưng với sự hướng dẫn của các Sơ Dòng MTG, giờ dâng hoa đã chu toàn xuất sắc và tuyệt vời. Điều đó đặc biệt thể hiện tấm lòng mà con dân Giáo phận Thanh Hóa dành cho Đức Maria. Giữa biển người đang cầm trên tay muôn hoa rực rỡ, hiện lên từng nét mặt tươi vui, từng tấm lòng cảm tạ.

Đức cha Giuse Chủ tế Thánh lễ tạ ơn và Bế mạc tháng hoa Giáo phận. Trong bài chia sẻ của mình, Ngài đã nhấn mạnh về ý nghĩa của việc Tôn kính Đức Mẹ qua việc dâng hoa và sống tháng hoa với Mẹ. Thế nhưng, việc Tôn kính chỉ có ý nghĩa bằng đời sống Đức tin của mỗi người. Đức Cha Giuse đã nói: "Chúng ta mang hoa về đây để làm thành rừng hoa dâng kính Đức Mẹ, nhưng tinh thần của hoa không dừng lại ở rừng hoa chiều hôm nay, tinh thần của hoa là chúng ta phải mang hoa đi muôn nơi. Tinh thần của Mẹ phải được reo rắc trên khắp các nẻo đường chúng ta đi qua... Hoa tự nhiên thì sẽ phải tàn, nhưng hoa cuộc đời của chúng ta thì không bao giờ tàn. Lúc nào chúng ta chịu vò, chịu xé, chịu nghiền nát thì chúng ta sẽ dậy hương như loài hoa Oải hương, chính điều đó đã được Đức Mẹ thể hiện trong câu chuyện viếng thăm bà Elisabest. Chúng ta sẽ trở nên loài hoa có hương sắc khi biết quảng đại với tha nhân và sống cho Chúa..."

Thánh lễ bế mạc diễn ra hết sức sốt sắng và long trọng, cùng với 3.700 Con hoa, 4 đội trống và 4 Đội kèn đến từ Tam Tổng, Hữu Lễ... đã làm nên một bản hùng ca âm vang dâng kính Đức Mẹ. Sau Thánh lễ, Cha Phê-rô Ngô Văn Phúc – chủ tịch Ủy ban Phụng tự Giáo phận đã thay mặt cho Ủy ban, Ban tổ chức và Cộng đoàn Giáo dân nói lên lời tri ân sâu sắc đến Đức Cha, Quý Cha, Quý Nam nữ Tu sĩ và cộng đoàn đã làm nên ngày hội hoa thành công này.

Chương trình Dâng hoa cộng đồng tôn kính Đức Mẹ - Tổng kết Tháng hoa và Thánh lễ tạ ơn của Giáo phận Thanh Hóa đã kết thúc vào lúc 18h45, khép lại rất nhiều những thành công và những kỉ niệm đẹp. Mọi người ra về trong niềm vui hân hoan rạng ngời, vẫy tay chào đất biển Ba làng mến khách và nồng hậu. Hẹn gặp lại vào tháng hoa 2012 với nhiều điều bất ngờ và thú vị!

TRUNG QUỐC ĐANG TỰ ĐÀO HỐ CHÔN MÌNH

Trung Quốc, 1 tháng 6 năm 2011 (ucanews.com) - Linh mục Shen Guo'an đã được Trung Quốc chọn để tấn phong làm giám mục giáo phận Vũ Hán (Hán Khẩu), thuộc tỉnh miền trung Hồ Bắc, mặc dù không có sự ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Các quan sát viên Giáo Hội cảnh báo rằng, chính quyền nước này không nên cưỡng ép một cuộc tấn phong bất hợp thức nữa vì nó chẳng mang lại lợi ích cho ai cả.

Theo một số nguồn tin, cuộc tấn phong cho linh mục Shen (50 tuổi) dự tính sẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 6. Một số linh mục trong giáo phận tuân theo các nguyên tắc của Giáo Hội thì rất đau buồn vì quan chức chính quyền đang vận động họ phải ủng hộ cho cuộc tấn phong này. Còn các vị giám mục ở các tỉnh lân cận cũng đang "chịu áp lực rất lớn" khi chính quyền yêu cầu họ phải đặt tay tấn phong cho linh mục Shen.

Người Công Giáo địa phương nói rằng, linh mục Shen không phải là một ứng viên thích hợp và không có sự ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Họ nói rằng, linh mục này sẽ không thể trở thành giám mục được.

Hành động đàn áp

Một quan sát viên Giáo Hội tự hỏi rằng, làm thế nào mà chính quyền Trung Quốc lại có thể cho phép "các hành động đàn áp" như vậy trên các vị giám mục và ứng viên giám mục Công Giáo, đặc biệt là tại nơi mà ứng viên không phù hợp hoặc chưa sẵn sàng cho một vị trí trong Giáo Hội Công Giáo?

Sự lựa chọn theo niềm tin tôn giáo của mỗi công dân Trung Quốc cần được tôn trọng mà không bao giờ được áp đặt. "Tấn phong giám mục thực sự là vấn đề của Giáo Hội Công Giáo chứ không phải là vấn đề chính trị của bất kỳ chính phủ nào trên thế giới".

Như vậy, "chính sách tự tấn phong" của chính phủ Trung Quốc không tôn trọng giáo lý Công Giáo nhưng đã can thiệp chính trị vào các vấn đề của Giáo Hội, họ tự đặt ra một "giáo lý" khác và thay đổi các kỷ luật vốn rất chặt chẽ của Giáo Hội. Ông kết luận: "Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận ra rằng tại Trung Quốc chỉ có một Giáo Hội quốc doanh của Bắc Kinh, chứ không thuộc về một người Công Giáo nào".

Đây sẽ là một hành động đơn phương và bất hợp thức chống lại hàng giáo sĩ Công giáo, và các nhà lãnh đạo của họ sẽ kích động cho nhiều thành phần cộng đồng Công Giáo trở nên căng thẳng hơn trong xã hội Trung Quốc cũng như ở cấp độ quốc tế.

"Chắc chắn rằng Tòa Thánh sẽ phản ứng theo nguyên tắc của Giáo Hội trước cuộc tấn phong bất hợp thức sắp tới của các giáo sĩ Công Giáo như đã từng làm trước đây. Những kẻ đóng vai trò chính trong vụ này ở Trung Quốc cần phải có trách nhiệm hơn trong thế kỷ XXI", ông cảnh báo.

Như mọi khi, Tòa Thánh đặt niềm tin vào tất cả các vị giám mục, linh mục và giáo dân Công Giáo tại Trung Quốc và thấu hiểu rằng nhiều người trong số họ sẽ cố gắng để tránh vụ tấn phong bất hợp thức này, họ phải chịu áp lực nặng nề bên ngoài lẫn bên trong dành cho họ một cách bất công.

Một quả bom nổ chậm

Anthony Lam Sui-ki, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Thánh Linh thuộc giáo phận Hồng Kông nói rằng, một vụ tấn phong bất hợp thức không chỉ làm tổn thương cho Giáo Hội, mà còn tạo ra một quả bom nổ chậm ở trong nước.

Ông Lam nói, "Tất cả bọn họ sẽ là người bại trận". Chính phủ chẳng có gì lợi gì từ việc làm này, còn vị giám mục bất hợp thức sẽ ngồi trên một ngọn núi lửa và bị phạt vạ theo Giáo Luật.

Các tín hữu sẽ buồn phiền khi thấy linh mục của họ phản bội Giáo Hội, đặt một ví dụ tệ hại hơn là Giáo Hội phổ quát cũng sẽ cảm thấy buồn phiền trước sự thiếu tôn trọng quyền bính tối cao của Đức Giáo Hoàng, ông Lam giải thích.

Linh mục Shen sinh năm 1961 và thụ phong linh mục năm 1988, thuộc lớp sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Chủng viện Triết học Thần học miền Trung và miền Nam Trung Quốc (chủng viện này mở ra tại Vũ Hán năm 1983). Linh mục Shen làm cha xứ 10 năm tại giáo phận Bồ Kỳ lân cận trước khi trở về Vũ Hán, hiện nay giữ chức Phó Chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước của tỉnh và được bầu làm ứng viên giám mục vào năm 2008.

Hiện tại, tỉnh Hồ Bắc không có giám mục nào. Tỉnh này có 9 giáo phận và 2 quận tông tòa nhưng Giáo hội quốc doanh lại sáp nhập tất cả vào 5 giáo phận khác. Vào năm 2000, Giáo phận Hán Khẩu, Hán Dương và Vũ Xương được nhập thành Giáo phận Vũ Hán. Có 25 linh mục công khai và 40 linh mục hầm trú phục vụ tổng cộng là 20.000 người Công giáo trong khu vực.

Giám mục cuối cùng của Giáo phận Vũ Hán (Hán Khẩu) là Bernardine Dong Guangqing. Đây một trong hai người đầu tiên tại Trung Quốc "tự bầu và tự tấn phong" giám mục mà không có sự uỷ quyền của Đức Giáo Hoàng vào năm 1958 (một năm sau khi Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc được thành lập).

Vạ tuyệt thông tiền kết

Trước cuộc tấn phong, một số điện tín đã được gửi đến Vatican xin phê chuẩn. Tuy nhiên Tòa Thánh hồi đáp rằng, các ứng viên, các giám mục, giáo sĩ và chính phủ đều biết rằng theo Giáo Luật thì bất kỳ vị giám mục nào tấn phong giám mục khác mà không có ủy quyền của Đức Giáo Hoàng, hoặc những người được chịu chức giám mục đều bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.

Kể từ khi mối liên hệ giữa Giáo Hội tại Trung Quốc và Tòa Thánh được tiến triển vào thập niên 1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công nhận giám mục Dong Guangqing là giám mục của giáo phận Hán Khẩu vào năm 1984. Vị giám mục dòng Phanxicô này qua đời vào năm 2007.

Vụ tấn phong bất hợp thức sắp tới nếu xảy ra sẽ là vụ việc thứ 2 trong vòng 6 tháng qua, sau vụ tấn phong ở Thừa Đức vào ngày 20 tháng 11. Khi ấy, Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một thông cáo lên án vụ việc trên là vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Giáo Hội Công giáo.

Khương Duy Hải

Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ

Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ

Thời gian trước những ngày vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ 20.-21., Gioan Phaolo đệ nhị được phong nâng lên hàng Chân Phước, ngày 01.05.2011, trong Giáo Hội Công Giáo, khắp nơi bừng lên không khí rộn ràng mừng vui.

Có nhiều bài viết ôn nhớ về đời sống việc làm của ngài, cùng nhiều kỷ niệm dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Nhưng khía cạnh thánh đức trong đời sống của ngài vẫn luôn là điểm nổi bật cùng sâu sắc nhất. Và chính vì thế mà ngài được Giáo Hội tôn phong lên hàng Á Thánh.

Ngày 16.10.2005 đức Giáo hoàng đương kim Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Balan đã kể thuật lại những kỷ niệm về tình bạn bạn hữu giữa ngài với Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô đệ nhị từ năm 1978 đến 2005.

Và còn hơn thế nữa, đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn đã có suy tư, đúng hơn nhận xét về triều đại Giáo Hoàng của đức cố Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị, mà ngài là cộng tác viên bên cạnh, trong cương vị là Bộ Trưởng Thánh bộ Tín lý đức tin, từ 1982 đến 2005.

Người ta hỏi Đức giáo hoàng Benedictô 16.: Thưa Đức Thánh Cha, theo Ngài những điểm gì ý nghĩa nhất trong triều đại của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị?

Đức Thánh Cha Benedictô thứ 16.: „ Chúng ta có thể nhìn ở hai khía cạnh: Ad extra, hướng về thế giới - và Ad intra, hướng về lòng Giáo Hội.

Theo tôi, những gì liên quan đến thế giới tỏ hiện rõ nét trong những diễn từ ngài đã viết cùng đọc, nơi con người của ngài, nơi sự hiện diện sát cánh tại chỗ, nơi khả năng, phải tài năng của ngài. Những điểm này đã có sức thuyết phục lôi cuốn cùng lan truyền đi sự nhạy cảm mới cho những gía trị luân lý, cùng cho ý nghĩa của tôn giáo trong thế giới hôm nay.

Điều này có thể phát sinh nảy ra là nhờ sự cởi mở mới, sự nhạy cảm mới, cho những vấn đề của Tôn giáo, cho sự cần thiết trên bình diện đạo giáo của con người. Nhất là ý nghĩa vai trò ngày càng lớn mạnh của của vị Giám Mục Rôma. Tất cả mọi người tín hữu Chúa Kitô đều công nhận - dù có những khác dị biệt, hay dù không công nhận vai trò người kế vị Thánh Phero – Đức Giám mục Roma là người đại diện của Kitô giáo.

Cả với những người không phải là Kitô Giáo và thuộc những tôn giáo khác, Đức giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị cũng đã là người có tiếng nói đại diện cho những gía trị to lớn của nhân loại.

Chúng ta phải nhắc nhớ đến, Ngài đã tìm cách xây dựng kiến tạo bầu không khí đối thoại giữa các Tôn giáo với nhau, và một ý hướng cùng nhau chịu trách nhiệm cho thế giới, cùng nhau nhận ra rằng bạo lực và tôn giáo không thể ăn nhịp hòa hợp với nhau, rằng chúng ta phải cùng nhau tìm kiếm con đường hòa bình trong trách nhiệm chung cho nhân loại.

Nhìn hướng về Giáo Hội, chúng ta nhận thấy Ngài đặc biệt đã có thể khơi lên nơi những người Trẻ lòng hào hứng phấn khởi với Chúa Kitô. Đó là điều mới, nếu ta nhìn lại so sánh với giới trẻ của thế hệ năm 68. và 70. sẽ thấy sự khác biệt sâu xa này.

Gây niềm hào hứng phấn khởi nơi người trẻ với Chúa Kitô, với Giáo Hội, và với những gía trị khó hiểu, chỉ người có uy tín đức độ trổi vượt với Charisma (đặc sủng), mới có thể đạt làm được. Chỉ Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô đệ nhị của chúng ta là người đã có thể hướng dẫn huy động giới trẻ thế giới hướng đến sự việc lãnh vực thuộc về Thiên Chúa.

Trong đời sống Giáo Hội, theo tôi, ngài đã xây dựng kiến tạo một nếp sống tình yêu mới hướng tới Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta đang trong năm Thánh Thể Thể như ngài với cả lòng yêu mến mong muốn như thế.

Ngài đã xây dựng kiến tạo một ý nghĩa mới về lòng rộng lớn của lòng thương xót Chúa.

Ngài đã sống chìm sâu trong tình yêu mến lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa. Và điều này hướng dẫn chúng ta đến chiều sâu nội tâm của đức tin cùng hiệu qủa to lớn.

Lẽ dĩ nhiên, chúng ta phải nhắc nói đến tầm quan trọng to lớn công việc của ngài đã đóng góp cho việc thay đổi năm 1989 của thế giới, đó là sự tan hàng rã đám của xã hội chủ nghĩa.“

Theo Kath.net ngày 28.04.2011
Lm. Đaminh Nguyen ngoc Long